Những quy định thêm của bộ luật

        Bộ luật còn quy định thêm: Nếu là người thân thuộc hàng tiểu công, ti ma (để tang 5 tháng, 3 tháng) hoặc không có chế độ tang phục mà che giấu, dung chứa thì cho giảm từ 3 đến 1 bậc tội.
>>> Luật sư giỏi Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ


Những quy định thêm của bộ luật


         Tuy nhiên, các hành vi xâm hại đến người thân trong gia đình một cách đặc biệt nghiêm trọng (con giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, đánh tôn trưởng, chồng đánh vợ thương tích gẫy tay chân, nhận tiền của đem vợ đi ở đợ, lừa đảo cưới vợ, có vợ mà nói dối là không có vợ, cha mẹ vợ đuổi rể gả con gái cho người khác, nô tì và người làm công phạm tội, mưu phản, mưu gây rối, đại nghịch… (các điều 31, 37, 306) thì không cho phép che giấu.

       Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định của bộ Hoàng Việt luật lệ, bất kì hành vi nào xâm hại các quan hệ xã hội đã được Bộ luật bảo vệ đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó các quan hệ Vua – tôi và trật tự gia trưởng phong kiến trong xã hội và gia đình được đặc biệt đề cao. Các dấu hiệu của mặt khách quan như hành vi phạm tội, hậu quả phạm tội, được mô tả tỉ mỉ trong điều luật và là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định của bộ Hoàng Việt luật lệ, chủ yếu là cá nhân.

        Tuy nhiên, giống như bất kì bộ luật phong kiến Việt Nam nào, bộ Hoàng Việt luật lệ cũng quy định chẻ độ trách nhiệm hình sự liên đới đối với các tội xâm hại nghiêm trọng đến quan hệ Vua – tôi, an ninh quốc gia, tính mạng và sở hữu tài sàn cá nhân (các điều 223, 224, 235). Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới là quan hệ gia đình và quan hệ đồng cư.

         Phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong bộ Hoàng Việt luật lệ mở lộng hơn so với bộ Quốc triều hình luật triều Lê (ví dụ: Tội mưu phàn và đại nghịch). Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của chủ the là từ 8 tuổi đến dưới 90 tuổi; cá biệt người già từ 90 tuổi trở lên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội phản nghịch (các điểu 21, 22). Người điên, người không có năng lực hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây thương tích chết người. Ngoài ra, luật cung quy định trường hợp chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội của những người khác (các điều 29, 27).

Từ khóa tìm kiếm nhiều: Dịch vụ tư vấn làm giấy phép lao động

Giới thiệu các quyển luật

-    Quyển 4, 5: Luật Lại, quy định về chức chế và công vụ (27 điều).
>>> Luật sư giỏi Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ


-  Quyển 6, 7, 8: Luật Hộ, quy định về hộ tịch, điền trạch, đăng bạ, của cải, thuế điền thổ, trốn thuế. Điều chỉnh về hôn nhân, thu chi, cho vay, chợ, cửa hàng (66 điều).

Giới thiệu các quyển luật

-  Quyển 9: Luật Lễ, quy định về lễ nghi triều đình, tế tự, lăng tẩm, nhà cửa, y phục (26 điều).

-  Quyển 10, 11: Luật Binh, chủ yếu nhằm bảo vệ nhà vua, cung cấm điều chỉnh lĩnh vực quân sự, kiểm soát lưu thông, vấn đề biên giới, lưu chuyển công văn, trạm dịch (58 điều).

-  Quyển 12 đến quyển 20: Luật Hình (bao gồm cả hình sự và tố tụng), quy định về các nhóm tội phạm cụ thể và thủ tục khiếu tố kiện tụng, xét xử, giam giữ, thi hành án (166 điều).

-  Quyển 21: Luật Công, chủ yếu quy định về những vi phạm trong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng, kho chứa, đê điều, cầu đường (10 điều).

-Quyển 22: Ghi mục lục Tổng loại và Tỉ dẫn điểu luật. Trong quyển này các nhà làm luật dự liệu 30 trường hợp so sánh để áp dụng tương tự.

- Câu trúc các điều luật: Thông thường, điều luật thường có cấu trúc- Tên tội, điều luật, giải thích, điều lệ; một số điều còn có thêm phần tập chú. Tuy nhiên, không phải điều nào cũng có cấu trúc đó.

        Trong bộ luật có 204 điều có phần điều lệ, tổng số các điều lộ là 560. Điều luật có nhiều điều lệ nhất là 18 và ít nhất là 1. Một số điều chỉ có điều luật chính, không có phần giải thích và điều lệ. Ví dụ, Điều 2 “Thập ác tội”; Điều 3 “Bát nghị” và một số điều trong Lễ luật, Binh luật (Điều 141 đến Điều 206). Các điều luật này thường là những quy định chung mang tính nguyên tắc hoặc nghi lễ, mệnh lệnh không thể thay đổi nên miễn bình luận, giải thích, bổ sung. Một số điều không có phần giải thích nhưng vẫn có điều lệ kèm theo (các điều 140, 143,144, 145…). Các điều luật này chủ yếu liên quan đến việc thờ cúng, lễ nghi hoặc quân sự. Một số điều có giải thích nhung không có điều lộ (các điều 4, 7, 9, 10, 367…). Các điều luật này thường là những quy định mang tính công quyền hoặc liên quan đến chính sách chung của Nhà nước. Tổng số điều luật không có phần giải thích là 70/398. Số điều luật không có điều lệ là 194/398 .

- Tập chú: Là phần chữ in nhỏ nhất trên phần đầu của trang giấy, chú thích về từ ngữ, phân biệt khái niệm, hoặc giải thích chi tiết điều luật hoặc nói về một bản án in trong điều lệ hên quan đến bao nhiêu điều luật chính. Ví dụ, phần tập chú cho Điều 2 giải thích thêm về cội nguồn tự nhiên, xã hội, đạo đức và mối liên hệ giữa Ngũ hình và Thập ác.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: Dịch vụ tư vấn làm giấy phép lao động

Văn bản và cấu trúc của Hoàng Việt luật lệ

-  Minh Mệnh Chính yếu: Cũng là bộ sách tập hợp văn bản pháp luật do Hoàng đế ban hành. Việc phân loại chủ yếu căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn, theo thời gian ban hành bộ sách gồm 25 quyển.

-  Đại Nam Điển Lệ toát yếu: Là bộ hội điển được biên soạn lại tập hợp văn bản pháp luật từ Gia Long đến Thành Thái.
>>> Luật sư giỏi Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ


Văn bản và cấu trúc của Hoàng Việt luật lệ

Bộ Hoàng Việt luật lệ

      Về văn bản và cấu trúc của Hoàng Việt luật lệ

      Về văn bản

      Hiên nay trong tàng thư Việt Nam còn lưu giữ hai bản gốc bằng chữ Hán của bộ Hoàng Việt luật lệ. Bản thứ nhất, khắc in tại Trung Quốc, nguyên bản được lưu giữ tại thư viện Sài Gòn trước đây, nay là Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ luật này trước thuộc tủ sách của gia đình Khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương. Bản này bị mất một số tập đầu. Bản thứ hai, khắc in tại Việt Nam, gồm 22 quyển, đóng thành 10 tập với số lượng 1.800 trang. Bản in tại Việt Nam đầy đủ hơn so với bản in tại Trung Quốc.

      Năm 1956 đến 1958, một số quyển Hoàng Việt luật lệ đã được dịch sang tiếng Việt (do tiến sĩ Hán học Nguyên Sĩ Giác đã dịch, giáo sư Vũ Văn Mẫu viết lời giới thiệu). Viện sử học Việt Nam có bản dịch đầy đủ 22 quyển. Năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản Bộ luật này theo bản dịch của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Vãn Tài. Có thể coi đây là bản dịch bộ Hoàng Việt luật lộ đầy đủ nhất.

         Về cấu trúc

       - Cấu trúc bộ luật: Bộ Hoàng Việt luật lộ gồm 398 điểu, chia thành 22 quyển. Việc chia quyển đã bước đầu có sự phân ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật. Mở đầu bộ luật in lời Tựa của đương kim Hoàng đế Gia Long khẳng định tư tưởng chính trị pháp lí cơ bản của triều Nguyễn là: ‘Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để xử tội dùng dạo đức để giáo hoá họ, hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào ” “pháp luật là công cụ giúp cho việc cai trị thêm tốt đẹp”. Tiếp sau là Tổng mục vềluật, lộ của vua Việt Nam. Phần Danh lộ và Bản điều được sắp xếp như sau:

        -  Quyển 1, 2, 3: Ghi mục lục về luật các biểu đổ giá chuộc; năm hình phạt, nguồn gốc, ý nghĩa của hình phạt; đổ hình cụ, tang chế. Giải thích một số điểm trọng yếu của luật, cách xử lí tài sản bất hợp pháp. Danh lệ về thập ác và chủ yếu là những điều luật quy định về nguyên tắc chung (45 điều).
Từ khóa tìm kiếm nhiều: Dịch vụ tư vấn làm giấy phép lao động

Khái quát về hoạt động lập pháp triều Nguyễn

      Từ Gia Long đến Tự Đức, các Hoàng đế đều quan tâm đến xây đựng luật pháp và chú trọng đến áp dụng pháp luật. Hoạt động lập pháp của triều Nguyễn cũng đã có những những thành tựu đáng kể. Thành tựu điển hình trong hoạt động lập pháp của triều Nguyễn là bộ Hoàng Việt luật lệ và các tập hội điển.
>>> Luật sư giỏi Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ


Khái quát về hoạt động lập pháp triều Nguyễn


       a. Bộ Hoàng Việt luật lệ: Được soạn thảo theo quy trình chặt chẽ dưới sự kiểm soát của Hoàng đế. Theo Đại Nam thực lục năm 1811 Gia Long lệnh cho triều thần biên soạn bộ luật. Nguyễn Văn Thành được đặc cử làm Tổng tài cùng với Vũ Trinh và Trần Hưu chịu trách nhiệm trước nhà vua về xây dựng bộ luật. Năm 1812, Gia Long viết lời Tựa mở đầu bộ luật, trong đó khái lược về tư tưởng và thành tựu lập pháp, chỉ rõ yêu cầu cấp thiết của việc ban hành bộ luật đồng thời khẳng định ý nghĩa của pháp luật trong thực tiễn. Bộ luật được soạn xong và lần đầu tiên được khắc in tại Trung Quốc. Năm 1815, bộ luật được in thành sách ban hành trên phạm vi toàn quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ luật thống nhất từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài được ban hành.

-  Hội điển: Là quá trình tập hợp hoá văn bản pháp luật đã được Hoàng đế ban hành hoặc phê chuẩn biên thành điển chế bổ sung cho luật. Hội điển tập hợp các chiếu, dụ, chỉ, sắc, lệnh, chuẩn theo trình tự thời gian qua các triều vua. Việc phân loại quyển mục căn cứ vào thẩm quyền, chức năng của Lục bộ và các cơ quan chuyên môn. Hội điển còn được gọi là Đại Điển, Chính Điển, Điển Lục, Điển Chế, Điển Lệ. Hoàng đế là người có quyền quyết định việc biên soạn và chỉ định người biên soạn Hội điển. Triều nguyễn ban hành được một số hội điển quan trọng sau đây:

- Hội điển toát yếu: Được vua Minh Mệnh cho ban hành vào năm 1833. Đây là tập hội điển ghi chép về chế độ, chức trách của trăm quan, đồng thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn chính của các bộ. Năm 1843 Thiệu Trị chỉ dụ về việc xây dựng hội điềnmột cách hệ thống.

-  Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ: Được biên soạn công phu kéo dài trong 13 năm (1843 – 1855). Đây là một trong những công trình có quy mô thuộc loại đồ sộ bậc nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Sách biên chép tất cả các chiếu, dụ, chỉ, sắc, lệnh, chuẩn đã được nhà vua phê duyệt từ năm Gia Long thứ nhất đến Tự Đức thứ tư (1802 – 1851). Sau này được biên soạn nối tiếp đến năm Duy Tân thứ tám (1914). Nội các là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tập hợp và biên soạn hội điền.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: Dịch vụ tư vấn làm giấy phép lao động