Văn bản và cấu trúc của Hoàng Việt luật lệ

-  Minh Mệnh Chính yếu: Cũng là bộ sách tập hợp văn bản pháp luật do Hoàng đế ban hành. Việc phân loại chủ yếu căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn, theo thời gian ban hành bộ sách gồm 25 quyển.

-  Đại Nam Điển Lệ toát yếu: Là bộ hội điển được biên soạn lại tập hợp văn bản pháp luật từ Gia Long đến Thành Thái.

Văn bản và cấu trúc của Hoàng Việt luật lệ

Bộ Hoàng Việt luật lệ

      Về văn bản và cấu trúc của Hoàng Việt luật lệ

      Về văn bản

      Hiên nay trong tàng thư Việt Nam còn lưu giữ hai bản gốc bằng chữ Hán của bộ Hoàng Việt luật lệ. Bản thứ nhất, khắc in tại Trung Quốc, nguyên bản được lưu giữ tại thư viện Sài Gòn trước đây, nay là Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ luật này trước thuộc tủ sách của gia đình Khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương. Bản này bị mất một số tập đầu. Bản thứ hai, khắc in tại Việt Nam, gồm 22 quyển, đóng thành 10 tập với số lượng 1.800 trang. Bản in tại Việt Nam đầy đủ hơn so với bản in tại Trung Quốc.

      Năm 1956 đến 1958, một số quyển Hoàng Việt luật lệ đã được dịch sang tiếng Việt (do tiến sĩ Hán học Nguyên Sĩ Giác đã dịch, giáo sư Vũ Văn Mẫu viết lời giới thiệu). Viện sử học Việt Nam có bản dịch đầy đủ 22 quyển. Năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản Bộ luật này theo bản dịch của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Vãn Tài. Có thể coi đây là bản dịch bộ Hoàng Việt luật lộ đầy đủ nhất.

         Về cấu trúc

       - Cấu trúc bộ luật: Bộ Hoàng Việt luật lộ gồm 398 điểu, chia thành 22 quyển. Việc chia quyển đã bước đầu có sự phân ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật. Mở đầu bộ luật in lời Tựa của đương kim Hoàng đế Gia Long khẳng định tư tưởng chính trị pháp lí cơ bản của triều Nguyễn là: ‘Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để xử tội dùng dạo đức để giáo hoá họ, hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào ” “pháp luật là công cụ giúp cho việc cai trị thêm tốt đẹp”. Tiếp sau là Tổng mục vềluật, lộ của vua Việt Nam. Phần Danh lộ và Bản điều được sắp xếp như sau:

        -  Quyển 1, 2, 3: Ghi mục lục về luật các biểu đổ giá chuộc; năm hình phạt, nguồn gốc, ý nghĩa của hình phạt; đổ hình cụ, tang chế. Giải thích một số điểm trọng yếu của luật, cách xử lí tài sản bất hợp pháp. Danh lệ về thập ác và chủ yếu là những điều luật quy định về nguyên tắc chung (45 điều).

Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat phap viet nam, hoang viet luat le