Nếu xét về hình thức cấu trúc của Nhà nước thì các nhà nước phong kiến nói chung có hai hình thức: Phân quyền cát cứ (điển hình ở phương Tây) và trung ương tập quyền (phổ biến ở phương Đông). Ở Đại Việt, ngay từ thế kỉ X, Nhà nước trung ương tập quyển đã được xác lập, tuy chưa vũng chắc. Từ đó trở di, Nhà nước trung ương tập quyển từng bước được củng cố. Trong gần một ngàn năm, có một sò thời gian ngắn, quốc gia Đại Việt lâm vào trạng thái phân quyển cát cứ như loạn 12 sứ quân, Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyền phán tranh 1 nhưng nhìn chung xu hướng tập quyền là chủ yếu, Nhà nước phong kiến Đại Việt là Nhà nước trung ương tập quyền.
Nếu xét về hình thức chính thể của Nhà nước, thì các nhà Ị nước phong kiến nói chung chỉ có một hình thức là chính thể Ị quân chủ phong kiến. Chính thể quân chủ phong kiến Đại Việt trải qua hai giai đoạn phát triển.
Trong giai đoạn đầu, từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (trước thời Lê sơ), sự tập trung quyền lực nhà nước vào nhà vua mới ở mức độ hạn chế. Tổ chức bộ máy nhà nước của mấy triều đại đầu tiên (Ngó, Ị Đinh, Tiền Lê) còn rất đơn giản, với những vị vua còn mang đậm Ị dáng dấp của những vị thủ lĩnh và phong cách cai trị đậm màu dẫn dã. Những vị quân vương thời Lý Trần tuy đã chuyên quyền nhưng chưa chuyên chế, vừa là vua của nước, vừa là thủ lĩnh của cả cộng đồng dân tộc. Những ông vua thời Lý hay cải trang làm thường dân về các vùng quê xem dân cày cấy, hội hè. Những vị vua Lý, Trần thường sớm từ bỏ quyền lực, nhường ngồi cho con để vào chùa nương nhờ cửa phật hoặc làm thái thượng hoàng. Mỗi khi quốc gia có việc hệ trọng, các vị quân vương thường mang ra bàn bạc rất với các quần thần hoặc hỏi ý kiến của thần dân. Điển hình như Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng ở đời Trần, bàn kế sách và hạ quyết tâm chống quân xâm lược Nguyên Mông.