Thủ tục bắt người, giam giữ (P1)

Bắt người giam giữ được quy định từ Điều 352 – Điều 359. Luật có sự phân biệt giữa tội nhân và tù nhân. Tội nhân là người phạm tội đang bị truy xét. Tù nhân là người đã bị xử có tội và bị giam giữ.


Thủ tục bắt người, giam giữ (P1)

-    Về thủ tục bắt người: Các quan sai dịch và phu dịch, quan đương sai là người trực tiếp đi bắt tội nhân, họ có thể huy động cả lính địa phương. Nếu bắt ở các huyện, phủ, doanh khác thì một mặt sai dịch cầm giấy lệnh của quan kín đáo đi bắt, mặt khác gửi công văn đến địa phương phối hợp lực lượng mà bắt. Thời hạn bắt là 30 ngày. Nếu dung túng hoặc không bắt thì xử phạt, nhận của thì xử tăng nặng.

-   Về giam giữ: Đàn ông, con trai phạm tội đồ trở lên, phụ nữ phạm gian và tội chết đều phải bắt nhốt trong ngục. Nếu tù đáng bắt nhốt, xiểng khoá mắt quan thực hiện không đúng thì tuỳ theo nặng nhẹ mà xử. Bắt nhốt xiềng khóa sai nhầm là sái luật, không kể nặng nhẹ đều bị xử phạt 60 trượng. Trong khi giam làcó bệnh nặng thì phải thuốc thang trị bệnh cho họ. Quan vi phạm về chế độ cơm áo của tù, cho tù mũi nhọn để tự giải thoát đều bị xử trượng. Phụ nữ phạm tội lưu trở xuống, quan phạm tội công từ lưu trở xuống, người già trẻ em, người tàn tật (lều không bị bắt giam.

*    Khảo cung:

Việc hỏi cung, tra khảo được quy định tại các điều 359, 361, 369… Không được phép tra khảo người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người tàn phế, phụ nữ mang thai và người thuộc hạng Bát nghị. Việc khảo cung phải đúng luật. Nếu tra khảo người phạm tội lưu đồ đến bỏ mạng thì chiếu theo tội “giết người không đúng luật”, 2 mạng xử 60 trượng đồ 1 năm, 3 mạng xử 100 trượng đồ 3 năm. Luật nghiêm trị quan lại lợi dụng công quyền để báo thù riêng trong khi giam giữ, tra khảo tù nhân (Điều 361).

*    Xét xử:

Được quy định tại Quyển 19, Quyển 20 và phần Danh lệ với khoảng 35 điều luật. Luật Gia Long trừng phạt nghiêm khắc các quan vi phạm luật về xét xử. Người tiến hành xét xử là quan án đại diện của nha môn. Người tham gia gồm nguyên cáo, bị cáo, người làm chứng, người đối chất, thân thuộc, người bị hại, người đại diện, người được mời đến khai báo, người viết thay. Bộ luật quy định, trong vụ án có nhiều đồng phạm với chứng cứ của nhiều người thì chờ đối chất nhưng chỉ trong hạn 3 ngày (Điều 370). Những người thân thuộc, có quan hệ lâu dài trong công việc hoặc có thù oán, người già trên 80 tuổi, trẻ em dưới 10 tuổi không được làm chứng. Bị cáo được quyền tự bào chữa, nhận tội bằng văn bản do tự viết hoặc nhờ người khác viết hộ (Điều 388).