Công sứ hoặc phó sứ tỉnh, đốc lý và các cơ quan phụ tá

     Đến cuối năm 1919, ở Bắc Kì có 21 tỉnh, 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng, 4 đạo quan binh. Đó là những cấp hành chính tương đương nhau.

Công sứ hoặc phó sứ tỉnh, đốc lý và các cơ quan phụ tá

Công sứ hoặc phó sứ tỉnh và các cơ quan phụ tá.

     Đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc Kì là một viên công sứ (hoặc phó sứ) người Pháp, tỉnh nào quan trọng có cả công sứ và phó sứ. Công sứ (hoặc phó sứ) là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước Thống sứ về mọi mặt ở tỉnh và cai trị thông qua hệ thống quan lại triều Nguyễn (có từ cấp tỉnh trở xuống). Công sứ hoặc phó sứ do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

Công sứ hoặc phó sứ có các cơ quan phụ tá sau đây:

+ Toà công sứ (hoặc toà phó sứ) cũng có các văn phòng tương tự như các văn phòng của Phủ thống sứ, tất cả đều đạt dưới sự điều hànhtrực tiếp của viên chánh văn phòng toà công sứ (hoặc chánh văn phòng toà phó sứ). Nó vừa là cơ quan tổng hợp, vừa là cơ quan điều phối giúp công sứ (hoặc phó sứ).

+ Hội đồng hàng tỉnh (mà tên đầy đủ là hội đổng kì mục bản xứ hàng tỉnh), được thành lập chính thúc theo Nghị định ngày 19/3/1913 của Toàn quyền Đông Dương, trước đó có các tổ chức tiền thân.

     Các uỷ viên của hội đồng hàng tỉnh là người Việt được tuyển lựa thông qua bầu cử, ở miền núi thì do công sứ (hoặc phó sứ) đề nghị và Thống sứ quyết định.

     Chức năng của hội đồng hàng tỉnh là tư vấn tất cả các vấn đề của tỉnh, thỉnh nguyện với chính quyền các vấn đề (trừ thỉnh nguyện có tính chính trị). Như vậy, hội đồng hàng tỉnh cũng không phải là cơ quan dân cử, lại càng không phải là cơ quan quyền lực mà chỉ là cơ quan tư vấn.

Đốc lí thành phố và các cơ quan phụ tá.

     Hà Nội, Hải Phòng được xếp vào loại thành phố cấp I, cùng được thành lập theo sắc lệnh ngày 19/7/1888 của Tổng thống Pháp. Đứng đầu mỗi thành phố là viên đốc lí người Pháp do thống sứ đề cử và Toàn quyền bổ nhiệm. Đốc lí có địa vị pháp lí, chức năng, quyền hạn tương đương như công sứ.

     Các cơ quan phụ tá cho đốc lí là toà đốc lí và hội đồng thành phố, với chức năng, quyền hạn như những cơ quan phụ tá công sứ.

     Pháp còn chuyển một số thị xã quan trọng lên thành phố cấp III như Nam Định, Hải Dương… Đứng đầu thành phố cấp III là chức đốc lí do công sứ tỉnh kiêm. Phụ tá cho công sứ – đốc lí ở thành phố là Uỷ ban thành phố có các uỷ viên do Thống sứ Bắc Kì bổ nhiệm. Như vậy, thành phố cấp III không phải là cấp hành chính tương đương với cấp tỉnh – thành phố cấp I.

Tư lệnh đạo quan bỉnh và cơ quan phụ tá.

     Đạo quan binh là cấp hành chính mang tính quân sự đặc biệt, chỉ có ở Bắc Kì và tương đương với cấp tỉnh. Các đạo quan binh đượcthành lập theo Nghi định ngày 6/8/1891 và được bổ sung báng Nghị định ngày 16/4/1908 của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1891 có 4 đạo quan binh:

+ Đạo quan binh 1 (hay còn được gọi là Đạo quan binh Phả Lai), có địa bàn là những vùng đất được rút ra từ các tỉnh Lục Nam, Quảng Yên, Hải Dương. Thái Nguyên, Băc Ninh.

+ Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, có địa bàn là những vùng đất được rút ra từ các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang và toàn bộ tỉnh Lạng Sơn trước đó.

+ Đạo quan binh 3 Yên Bái, gồm những vùng đất được rút ra từ các tỉnh Lào Cai, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang và toàn bộ tỉnh Yên Bái trước đó.

+ Đạo quan binh 4 Sơn La, gồm những vùng đất được rút ra từ tỉnh Hưng Hoá và toàn bộ tỉnh Sơn La trước đó.

     Đến năm 1916, Pháp đặt thêm Đạo quan binh 5 – Đạo quan binh Lai Châu, gồm tỉnh Lai Châu và vùng Thượng Lào.

     Địa bàn của các đạo quan binh luôn biến động, khi thì được mở rộng, lúc thì bị thu hẹp.

     Nguyên nhân của việc thành lập các đạo quan binh và những biến động về địa bàn của chúng là do trạng thái thăng trầm của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta ở Bắc Kì. Nơi nào phong trào chống Pháp mạnh thì nơi đó lập tức bị đưa vào đạo quan binh, đặt dưới sự thống trị và đàn áp trực tiếp của giới cầm quyền quân sự. Địa phương nào mà phong trào kháng chiến tạm lắng xuống thì lại được chuyên trả chính quyền dân sự tỉnh.

     Đạo quan binh cũng được chia thành nhũng đơn vị hành chính cấp dưới như các cấp hành chính của tỉnh dân sự là phủ – huyện – châu V.V..

     Theo Nghị định ngày 16/4/1908 của Toàn quyền Đông Dương, đứng đầu mỗi đạo quan binh là một sĩ quan cấp tá làm tư lệnh. Tư lệnh đạo quan binh có quyền hành chính và tư pháp ngang với công sứ tỉnh dân sự và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thống sứ Bắc Kì. Về mặt quân sự, tư lệnh đạo quan binh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của viên tướng Tổng chỉ huy lực lượng đóng chiếm Bắc Kì.

     Tư lệnh đạo quan binh có cơ quan phụ tá cũng được gọi là hội đồng hàng tỉnh, với chức năng và quyền hạn như ở tỉnh dân sự

Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật pháp việt nam, hoàng việt luật lệ