Trong chế độ gia đình phụ hệ, vai trò của người đàn ông luôn được luật pháp bảo vệ. Từ pháp luật Lý, Trần, Lê đến triều Nguyễn quyền gia trưởng từng bước được đề cao. Gia trưởng (ông, cha, chồng, trưởng nam) là trụ cột trong gia đình và đại diện cho gia đình trước công quyền. Người gia trưởng có nhiều quyền và nghĩa vụ đối với gia đình, các quyền này được quy định tại các điều 82, 83, 94, 109 Hoàng Việt luật lệ như quyền về nhân thân, tài sản, quyền quyết định hôn nhân của con cái, quyền “rẫy vợ”. Mọi hành vi của ti ấu, vợ, con, nô tì xâm hại đến gia trưởng đều bị xử tăng nặng.
Tuy nhiên, luật cũng định rõ trách nhiệm của gia trưởng: “Nếu mọi người trong một nhà cùng phạm tội thì buộc tội một mình tôn trưởng. Nếu phụ nữ vi phạm nghi lễ thờ cúng tông miếu thì bắt tội gia trưởng”, “Nhà cửa xây dựng trang trí trái với hình thức quy định thìbuộc tội gia trưởng” (các điều 29, 43, 156); “Gia nhân cùng phạm tội che giấu, chỉ buộc tội mình gia trưởng” (các điều 358, 269); “Phàm đàn bà phạm tội trừ gian dâm vả tội chết mới bị giam cấm, còn những tội khác thì trách phạt rồi giao cho chồng y quản cố”. Bên cạnh đó, Luật Gia Long còn điều chỉnh các mối quan hệ khác như: quan hệ anh chị em, vợ cả, vợ lẽ, con chú, con bác, con dâu, con rể. Mối quan hệ gia đình còn được thể hiện trong chế độ để tang cũng như trong sơ đổ đại gia đình “cửu tộc”.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con:
Hoàng Việt luật lệ điều chỉnh khá toàn diện các quan hệ giữa cha mẹ với các con: Với con dẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con dâu,con rể, con nhặt được, con cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. Phần Danh lệ có giải thích khái niệm ba cha, tám mẹ là: cha đẻ, cha dượng (kế phụ) và cha nuôi; đích mẫu (vợ cả, mẹ của trưởng nam), kế mẫu (vợ kế của cha), từ mẫu (thiếp nuôi con vợ cả khi vợ cả đã chết), dưỡng mẫu (mẹ nuôi), thứ mẫu (mẹ của anh em trai), nhũ mẫu (là thiếp của cha chăm mình lúc bé), mẹ tái giá, mẹ đã li dị. Các khái niệm cũng thể hiện rõ danh phận trong gia đình.
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ:
Cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: nuôi dưỡng, giáo dục, quyết định việc ăn ở, chia tách hộ khẩu, quyết định hôn nhân của con cái với tư cách chủ hôn (Điều 82, Điều 109), thưa kiện con cháu (Điều 82, Điều 83). Trường hợp cha mẹ đánh con nếu con không què gãy hoặc không có tố cáo, thì luật pháp không can thiệp. Cũng như cổ luật Việt Nam nói chung, Luật Gia Long không quy định về quyền giết con của cha mẹ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật pháp việt nam, hoàng
việt luật lệ