Trách nhiệm dân sự

-    Về sự tiêu huỷ khế ước: Bao gồm các trường hợp cụ thể như: Khế ước kết lập trái phép như bán trộm, đổi trộm, mạo nhận thì khôi phục lại quyền chủ sở hữu (Điều 87); trường hợp bất khả kháng hoặc do hoàn cảnh khách quan mang lại mà không thể thực hiện khế ước như: hoả hoạn, thiên tai, bệnh dịch, trộm cướp, đạo tặc, không thực hiện được khế ước; khế ước kết lập do bị cưỡng bách, doạ nạt, dối gạt (các điều 187, 137, 242, 243, 283, 317). Khế ước trái với đạo nghĩa gia đình như bán đồ thờ cúng, ruộng đất hương hoả, nhà thờ tổ tông..

Trách nhiệm dân sự

       Trách nhiệm dân sự:

        Trong Hoàng Việt luật lệ, trách nhiệm dân sự được đề cập trong 3 trường hợp: do vi phạm hợp đổng, do gây thiệt hại, bổ sung cho trách nhiệm hình sự.

-     Trách nhiệm bổi thường dân sự do vi phạm khế ước.

Các vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường khi đã gây ra tổn hại. Có thể đền bồi bằng vật hoặc bằng tiền theo mức trung bình, có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, có thể khôi phục quyền sở hữu hoặc họ tự thoả thuận với nhau, chính quyền chỉ can thiệp khi có tranh chấp. Cá biệt, nếu thiệt hại xảy ra do thiên tai, địch hoạ, lụt lội có thể miễn giảm trách nhiệm dân sự.

- Trách nhiệm bồi thường dân sự do gây thiệt hại:

+ Người có hành vi mình trực tiếp gây thiệt hại như: bỏ bê, làm mất, làm hư hao, chặt phá đồ của quan thì trả cho quan; liên hệ đến dân thì trả cho chủ (các điều 23, 91, 135).

+ Thầy thuốc hành nghề gây tổn hại đến sức khoẻ, mạng sống của bệnh nhân bị cấm hành nghề y, cho chuộc tội bằng tiền, cấp cho gia đình nạn nhân (các điều 206, 266).

+ Gia trưởng phải bồi thường cho những hành vi gây thiệt hại của con cháu trong gia đình, bị phạt vạ, đền sính lễ (các điều 21,94,109,269).

Trường hợp đặt bẫy săn thú, bắn cung tên, xe ngựa vô ý hại người xử giảm nhẹ và phải bồi thường thiệt hại. Súc vật thả phá hoại hoa màu hoặc cắn người, chủ bị phạt roi và phải bồi thường thiệt hại (các điều 207, 208, 267).

-    Trách nhiệm bồi thường dân sự do hành vi phạm tội gây nên:

Các tội thường có trách nhiệm bồi thường bổ sung như: trộm,cướp, hối lộ, đánh người, giết người, quan chức lọi dụng địa vị chiếm tài sản công hoặc tư, vô ý gây bị thương, chết người, cố ý đốt nhà người khác (các điều 23, 271, 131 – 313…); giặc trộm, nhân mạng, tạp phạm (các điều 124, 125). Pháp luật còn quy định trách nhiệm nuôi bảo cô, nghĩa là có lỗi nên phải nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chữa chạy cho nạn nhân (Điều 20 – Điều 50).