Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

        Thừa kế tài sản thông thường: Chủ yếu được quy định một cách gián tiếp ở các điều 82, 83.

Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

       Về diện và hàng thừa kế: Chủ yếu là con trai với phần thừa kế bằng nhau, không phân biệt con vợ cả, con vợ lẽ, con nô tì (Lộ 1 Điều 83). Con nuôi hoặc con rể được cha mẹ yêu dấu có thể “châm chước cho tài sản”, con thừa tự không được phép can thiệp.

       Nếu không có con thì hàng thừa kế thứ 2 là các thân thuộc trong gia tộc. Nếu không có con gái thì cho phép quan địa phương trình lên thượng ti tính toán hợp lí việc sung công (Điều 83).

      Như vậy, Luật Gia Long không ghi nhận quyền thừa kế của con gái như Luật Hồng Đức nhưng cũng không có quy định nào cấm con gái được hưởng thừa kế.

       Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

* Hôn nhân

       Những quy định về hôn nhân trong Hoàng Việt luật lệ được trình bày từ Điều 94 đến Điều 109, Quyển 7 phần Hộ luật.

- Về kết lập hôn nhân: Có 2 điều kiện cơ bản sau đây:

+ Điều kiện về nội dung: Lệ 1 Điều 94 quy định rõ về vai trò của chủ hôn: “Cưới gâ đều do ông bà, cha mẹ làm chủ hôn. Nếu không cố ông bà, cha mẹ thì do những người thăn thuộc khác làm chủ hôn. Con gái đến tuổi lấy chồng mà cha dã chết thời mẹ lảm chủ hôn. Trong đa số các trường hợp vi phạm chủ hôn phải chịu chế tài. Quy dính đó cho thấy vai trò quyết định của cha mẹ và gia đình trong việc kết hôn. Điều 109 quy định: “Nếu con trai dưới 20 tuổi và con gái chưa chồng thì không có quyền tự chủ trong việc cưới xin. Trường hợp kết hôn trái luật chỉ xử phạt chủ hôn”. Tuy nhiên, Điều 94 quy định trường hợp ngoại lệ được pháp luật thừa nhận khi con cháu thành hôn mà chưa có ý kiến của ông bà, cha mẹ khi làm ăn buôn bán hoặc làm quan ở xa nhà. Quy định này phù hợp với điều kiện lãnh thổ rộng lớn, đi lại khó khăn, và Luật Gia Long đã phần nào công nhận ý chí của chủ thể kết hôn. Hoàng Việt luật lệ còn có quy định cấm cha mẹ hứa hôn cho con cái khi đang còn là bào thai.

+ Điều kiện về hình thức:

Lễ đính hôn: Luật quy định, sau lễ đính hôn phải có “Hôn thư” hoặc đã trao nhận Lễ nạp hỉ thì hồn nhân mới có giá trị về pháp luật; hứa gả có vãn bản mà đổi ý phạt chủ hôn 50 roi, nhà gái đã nhận đồ sính lễ mà thay đổi cũng xử như vậy (Điều 94).

Đọc thêm tại: http://lichsuphapluatvietnam.blogspot.com/2015/07/cac-truong-hop-tang-giam-mien-trach.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: hệ thống pháp luật việt nam, luat gia long