Khái quát về pháp luật của các triều đại

Về hình thức pháp luật

-       Pháp luật thành văn: Sử sách cổ không cho biết cụ thể luật pháp thành văn ra đời từ khi nào. Từ thời Lý, việc làm luật đã được chú trọng, với sự ban hành bộ Hình thư và hàng loạt các lệnh của vua. Việc xây dựng luật pháp ngày càng được chú trọng và pháp luật thành văn trở thành nguồn luật chủ yếu. Nếu xét về hình thức vãn bản, pháp luật Đại Việt có nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Khái quát về pháp luật của các triều đại

-       Các văn bản đơn hành bao gồm lệnh, chiếu, chỉ, dụ sắc chế cáo v.v. trong đó chú yếu là các hình thức chiếu, chỉ, sắc dụ.

-         Các bộ sách hội điển, các tập luật lệ: Ngày nay chúng ta cũng chỉ biết được từ thời nhà Trần trở đi bắt đầu có các tập hội điển. Hậu Lê và Nguyễn là những thời có nhiều sách hội điển.

-         Bộ luật Theo sử sách cổ còn lại cho biết, các triều đại của phong kiến Đại Việt đã xây dựng được 5 bộ luật, bộ Hình thư đời Lý, bộ Hình thư đời Trần, bộ Quốc triều hình luật đời Lê, bộ Quốc triều khám tụng điều lệ đời Lê, bộ Hoàng Việt luật lệ đời Nguyễn. Trong đó, Quốc triều hình luật là bộ luật tiêu biểu nhất. Trừ bộ Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật về tố tụng, các bộ luật khác đểu là những bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều ngành luật: Luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, luật tố tụng… Nhưng hầu hết các điều khoản trong phần bản điều đều được trình bày dưới hình thức các quy phạm pháp luật hình sự. Phạm vi điều chỉnh của các bộ luật rất rộng, nó tác động tới hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội. Các bộ luật thường có hiệu lực thời gian rất lâu dài. Mỗi một triều đại thường chỉ ban hành một bộ luật tổng hợp và nó có hiệu lực trong suốt thời gian tồn tại của triều đại đó. Điển hình về hiệu lực thời gian lâu dài là bộ Quốc triều hình luật triều Lê, trong hơn ba thế kỉ.

Về sự kết hợp giữa đức trị vi pháp trị trong luật pháp Đại Việt

     Nho giáo chủ trương dùng đức trị để xác lập và giữ gìn kỉ cương, trật tự xã hội phong kiến. Nội dung của đức trị là sự đòi hỏi mọi người trong xã hội xử sự theo khuôn phép của lễ giáo. Lễ của Nho giáo được thể hiện tập trung trong các quan hệ gia trưởng, quan hệ vua-tôi, quan hệ chồng-vợ, quan hệ cha mẹ-con cái, quan hệ anh-em, quan hệ thầy-trò… trong đó bầy tôi phải trung thành tuyệt đối với vua, vợ phải tiết nghĩa với chổng, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ… Để cho các điều giáo lí ấy của đạo Khổng được mọi người tuân thủ triệt để, nhà làm luật phong kiến đã dùng đến những hình phạt rất nặng, hay nói cách khác, nếu lễ là mục đích, thì hình là biện pháp bảo vệ, hành vi nào xâm phạm đến lễ đều bị hình trừng phạt.

     Tư tưởng đức trị, lễ nghĩa của Nho giáo và sự kết hợp giữa với pháp trị, từng bước được thẩm thấu vào luật pháp Đại Việt thành tư tưởng chủ đạo của các nhà làm luật Đại Việt, nhất là từ thời Lê sơ trở đi. Vua Lê Thánh Tông đã đặt ra 24 điều giáo hóa, sức cho dân xã thường ngày giảng đọc, để giữ lấy luân thường đạo lí trong gia đinh và thuần phong mĩ tục trong xã hội, thực chất đây là những quy tấc lẻ nghĩa của đạo Nho. Năm 1662, Lê Huyền Tông ra một dạo chỉ gồm44 điều giáo hóa bổn phận làm con, làm cha mẹ, làm vợ, làm chồng trong gia đình, làm bạn, làm người trong làng nước, bổn phận của những người quản dân. Điều 30 đã tóm tắt cả tinh thẩn của đạo chỉ trong một câu, thể hiện cô đọng tư tưởng đạo Khổng về bổn phận làm người: “Làm người phái lấy tam cương, ngũ thường làm dường lối mà theo”. Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long, thực chất là sự thể chế hóa tư tưởng đức trị và lễ nghĩa của Nho giáo, thể hiện sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị, giữa lễ và hình. Các nhà làm luật đã dự liệu đầy đủ và cụ thể các hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi trái với đạo trung quân, đức hiếu.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat phap viet nam, hoang viet luat le