Tìm hiểu về triều Nguyễn và Vua Nguyễn

Bản chất của Triều Nguyễn

     Trong thời Pháp thuộc, triều Nguyễn (hay còn được gọi là Nam triều hoặc “Chính phủ Nam triều”), tuy vẫn mang hình thức chính thể quân chủ nhung đất nước đã mất độc lập chủ quyền và dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản phương Tây, nên chính quyền phong kiến bản xứ đã có những biến đổi lớn lao so với thời kì phong kiến độc lập tự chủ trước đây.

Tìm hiểu về triều Nguyễn và Vua Nguyễn

     Về không gian lãnh thổ, Nam Kì là đất “thuộc địa” nên chính quyền nhà Nguyễn về hình thức chỉ tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì (đất “bảo hộ” và “nửa bảo hộ”). Như vậy, về mặt hình thức, ở Trung Kì và Bắc Kì tồn tại song song hai hệ thống chính quyền: Chính quyền của người Pháp và chính quyền Nam triều.

     Về quyền lực nhà nước, nhà Nguyễn không nhừng chỉ còn tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì mà cũng không còn có quyền lực của một nhànước và trở thành chính quyền tay sai bù nhìn, một bộ phận của chính quyền thực dân. Đây là sự biến đổi cơ bản của nhà Nguyễn.

     Về tổ chức bộ máv,chính quyền phong kiến nhà Nguyễn tuy vẫn mang hình thức chính thể quân chủphong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo nhưng cũng đã có một số biến đổi do sự chỉ đạo của Pháp và do ảnh hưởng phần nào đó của thể chế tư sản phương Tây. Những biến đổi cơ bản hoặc không cơ bản trên được thể hiện cụthể trong tổ chức hộ thống chính quyền cũng như địa vị pháp lí và mối quan hệ của nó với chính quyền thực dân.

Vua Nguyễn

     Trong thời thuộc Pháp, nếu tính từ khi người Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1884 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, triều Nguyễn trải qua 6 đời vua sau đây:

- Hàm Nghi: Tức Ưng Lịch, năm 13 tuổi đã được lên ngôi vua, làm vua được 1 năm (tháng 8/1884 đến 8/1885) thì rời bỏ kinh thành ra Quảng Trị ra chiếu Cần Vương chống Pháp, sau đó bị Pháp bắt và đày đi Angiêri năm 1888.

- Đồng Khánh: Tức Ưng Đường, sinh năm 1864, ở ngôi được 3 năm (tháng 10/1885 đến 12/1888), mất lúc 25 tuổi.

- Thành Thái: Tức Bửu Lân, lên ngôi lúc 10 tuổi và làm vua được18 năm(từ tháng 1/1889 đến 7/1907), vì nhiều lần không phục tùngPháp nên bị truất ngôi lúc 28 tuổi và bị đày sang châu Phi, từ năm1947 được phép về sinh sống ở Sài Gòn.

- Duy Tân: Tức Vĩnh San, lên ngôi lúc mới 8 tuổi, làm vua được9 năm (1907 – 1916) thì bị Pháp đày đi châu Phi vì nhà vua có hànhđộng chống Pháp.

- Khải Định: Tức Bửu Đảo, sinh năm 1884, lên ngôi vua lúc 32 tuổi và làm vua được 9 năm thì mất (1916 – 1925).

- Bảo Đại: Tức Vĩnh Thụy, từ lúc 10 tuổi (năm 1922) đã được đưasang giáo dục và đào tạo tại Pháp, làm vua 19 năm (1926 – 1945),        tháng 8 năm 1932, Bảo Đại mới trở về Việt Nam.

     Vua Nguyền tuy vẫn mang danh hiệu hoàng đế nhưng đã trở thành vua bù nhìn, dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của viên Khâm sứ Pháp ở Trung Kì. Mọi quyết định quan trọng của vua trước khi ban bố cho bầy tôi và thần dân của mình đều phải qua sự kiểm duyệt và thỏa thuận của người Pháp. Vua chỉ có quyền bổ nhiệm các quan lai ở triều đình và ở Trung Kì từ chánh nhất phẩm đến tòng tam phẩm nhưng phải được sự chuẩn y của Khâm sứ Pháp, còn quan lại từ chánh tứ phẩm trở xuống do chính Khâm sứ bổ nhiệm, ở Bắc Kì tất cả các quan lại đều do Thống sứ Pháp bổ nhiệm. Thậm chí từ năm 1894, ngân sách Nam triều bị sáp nhập vào ngân sách bảo hộ. Không những các quan lớn nhỏ mà đến cả vua cũng do Pháp trả lương, vua tôi nhà Nguyễn trở thành những công chức lĩnh lương hàng tháng của thực dân. Ví dụ: Số tiền mà Pháp chi cho triều đình Huế năm 1899 là 959.860 đồng Đông Dương (chiếm 52% tổng số chi ngân sách Trung Kì), năm 1913 là 954.175 đồng (chiếm 24%).