Cơ quan phụ tá cấp cao của triều Đình

Tứ trụ triều đình và Hội đồng phụ chính

     Trong triều, bốn viên quan đại thần cao cấp nhất mang hàm chánh nhất phẩm và tước hiệu đại học sĩ được gọi là tứ trụ triều đình và có chức năng tư vấn cao cấp cho nhà vua.

Cơ quan phụ tá cấp cao của triều Đình

     Trong những trường hợp vua còn nhỏ tuổi hoặc vua vắng mặt, bốn viên quan cao cấp đó sẽ giữ cương vị các phụ chính đại thần và tạo nên Hội đồng phụ chính với chức năng thay mặt vua điều hành công việc trong triều đình.

     Từ Đạo Dụ ngày 27/9/1897 của vua Khải Định (được Nghị định ngày 28/9/1897 của Toàn quyền Đông Dương chuẩn y), Hội đồng phụ chính bị bãi bỏ, bốn viên phụ chính đại thần được chuyển thành các cố vấn đặc biệt của nhà vua. Cố vấn có quyền mật đàm với vua về mọi vấn đề và sau đó thay mặt nhà vua hội đàm với Khâm sứ Pháp.

     Sau khi vua Khải Định chết (ngày 6/11/1925), vua Bảo Đại vắng mặt vì đang du học ở Pháp nên đương nhiên Hội đồng phụ chính được tái lập, do Chủ tịch Hội đồng đứng đầu. Hội đồng phụ chính và Chủ tịch Hội đồng Phủ tôn nhân đã kí với Toàn quyền Đông Dương  bản Quy ước ngày 6/11/1025, trong đó quy định mọi vấn đề có liên quan đến ngành tư pháp, tổ chức các công sứ, tuyển dụng, thăng giáng quan lại các cấp của Nam triều… đều năm trong tay Khâm sứ. Như vậy, từ đây chức năng của Hội đồng phụ chính chỉ còn là thay mặt vua để tế lễ trời đất, sắc phong cho các thành hoàng làng và ban một số tước hiệu cho quan lại mà thôi.

Từ khi Bảo Đại về nước (tháng 9/1932), Hội đồng phụ chính bị giải thể.

Các bộ:

     Các bộ có nhiều biến đổi hơn những cơ quan khác. Lúc đầu, Nam triều vẫn có lục bộ như trước Pháp thuộc. Năm 1908, triều đình lập thêm một bộ mới là Bộ học, sau đó từ năm 1932 được mang tên là Bộ quốc gia giáo dục.

     Năm 1933, dưới sức ép của Pháp, Bảo Đại bãi bỏ Bộ binh và Nam triều có 5 bộ là Bộ lại, Bộ quốc gia giáo đục, Bộ tài chính và cứu tế xã hội, Bộ tư pháp, Bộ công chính, mĩ nghệ và lễ tân.

     Từ năm 1937 trở đi có 7 bộ: Bộ lại, Bộ quốc gia giáo dục, Bộ tài chính, Bộ tư pháp, Bộ lê tân, Bộ công chính và Bộ kinh tế nông thôn.

     Về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của bộ, theo Đạo Dụ ngày 27/9/1897 của vua Thành Thái, đứng đầu bộ là thượng thư, còn tả thị lang phụ trách các công việc có liên quan đến bộ thuộc phạm vi các tỉnh phía nam kinh đô vào đến tỉnh Bình Thuận và kiêm cả công tác đối ngoại của bộ, hữu thị lang phụ trách các công việc có liên quan đến bộ trong phạm vi các tỉnh phía bắc kinh đô. Trong bộ có các ti do tham tri đứng đầu. Ở bộ còn có các chức lang trung, tả lí, viên ngoại, chủ sự, tư vụ… Theo Đạo dụ ngày 2/5/1933 của Bảo Đại, các viên đại biện Pháp bên cạnh các bộ được đổi gọi bằng chức danh “Cố vấn kĩ thuật”.

     Công việc nào quan trọng của mỗi bộ phải được đem sang bàn bạc ờ Viện cơ mật và phải được sự chấp thuận của Khâm sứ, trước khi nhà vua kí ban bố. Còn những loại việc khác do bộ tự giải quyết.

Viện cơ mật và Hội đồng thượng thư

     Viện cơ mật đặt dưới sự chủ toạ của nhà vua và giúp vua đề ra đường lối chung bao trùm mọi lĩnh vực. Lúc đầu Viện cơ mật chỉ gồm 4 thượng thư của các bộ quan trọng nhất (thông thường những thượng thư này là tứ trụ triều đình và là các phụ chính đại thần. Cả 6 thượng thư của lục bộ hợp thành Hội đồng thượng thư, một trong 6 thượng thư giữ chức Chủ tịch Hội đồng thượng thư và vua có quyền chủ toạ. Chức năng của Hội đồng thượng thư là họp bàn giải quyết những công việc cùng liên quan tới các bộ.

     Đạo Dụ ngày 27/9/1897 mở rộng thành phần Viện cơ mật gồm cả 6 thượng thư, như vậy đương nhiên Hội đồng thượng thư không còn nữa.

     Quy ước ngày 6/11/1925 quy định: Các thượng thư khi họp mà do vua chủ toạ thì được gọi là Viện cơ mật, còn nếu đặt dưới sự chủ         toạ của Khâm sứ thì được gọi là Hội đồng thượng          thư. Từng viên thượng thư có quyền ra nghị định, thông tư cho riêng bộ, còn Hội đồng thượng thư có quyền ra điều lệ, quy chế (nguyên văn thuật ngữ dùng trong Dụ).

Viện đô sát

     Chức năng của Viện đô sát (tức Ngự sử đài) là kiểm soát mọi hoạt động của quan lại các cấp và giám sát việc thi hành luật pháp. Đứng đầu Viện đô sát là Đô ngự sử hay còn được gọi là Kiểm quan. Ngoài ra còn có các chức như Chưởng ấn, Ngự sử.  Từ năm 1897, Viện đô sát bị đặt dưới sự chủ tọa của Khâm sứ.

Hội đồng Phủ tôn nhân

     Chủ tịch Hội đồng là một người trong họ nhà vua có cấp bậc cao, giúp việc có tả tôn khanh và hữu tôn khanh.

     Chức năng của Hội đồng là giải quyết các vấn đề có liên quan đến các thân vương, công tử, công tôn… của nhà vua; chỉ định người cai quản lăng miếu của dòng họ vua; tư vấn cho vua chọn người kế vị ngai vàng. Cũng từ năm 1897, Hội đồng Phủ tôn nhân bị đặt dưới sư chủ tọa của Khâm sứ.      

Văn phòng của nhủ vua

     Đây là cơ quan giúp vua giải quyết một số công việc thường nhật và tổng hợp tình hình trình lên vua. Đứng đầu Văn phòng là chức đổng lí.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu vien phap luat viet nam, bộ luật gia long

Tìm hiểu về triều Nguyễn và Vua Nguyễn

Bản chất của Triều Nguyễn

     Trong thời Pháp thuộc, triều Nguyễn (hay còn được gọi là Nam triều hoặc “Chính phủ Nam triều”), tuy vẫn mang hình thức chính thể quân chủ nhung đất nước đã mất độc lập chủ quyền và dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản phương Tây, nên chính quyền phong kiến bản xứ đã có những biến đổi lớn lao so với thời kì phong kiến độc lập tự chủ trước đây.

Tìm hiểu về triều Nguyễn và Vua Nguyễn

     Về không gian lãnh thổ, Nam Kì là đất “thuộc địa” nên chính quyền nhà Nguyễn về hình thức chỉ tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì (đất “bảo hộ” và “nửa bảo hộ”). Như vậy, về mặt hình thức, ở Trung Kì và Bắc Kì tồn tại song song hai hệ thống chính quyền: Chính quyền của người Pháp và chính quyền Nam triều.

     Về quyền lực nhà nước, nhà Nguyễn không nhừng chỉ còn tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì mà cũng không còn có quyền lực của một nhànước và trở thành chính quyền tay sai bù nhìn, một bộ phận của chính quyền thực dân. Đây là sự biến đổi cơ bản của nhà Nguyễn.

     Về tổ chức bộ máv,chính quyền phong kiến nhà Nguyễn tuy vẫn mang hình thức chính thể quân chủphong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo nhưng cũng đã có một số biến đổi do sự chỉ đạo của Pháp và do ảnh hưởng phần nào đó của thể chế tư sản phương Tây. Những biến đổi cơ bản hoặc không cơ bản trên được thể hiện cụthể trong tổ chức hộ thống chính quyền cũng như địa vị pháp lí và mối quan hệ của nó với chính quyền thực dân.

Vua Nguyễn

     Trong thời thuộc Pháp, nếu tính từ khi người Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1884 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, triều Nguyễn trải qua 6 đời vua sau đây:

- Hàm Nghi: Tức Ưng Lịch, năm 13 tuổi đã được lên ngôi vua, làm vua được 1 năm (tháng 8/1884 đến 8/1885) thì rời bỏ kinh thành ra Quảng Trị ra chiếu Cần Vương chống Pháp, sau đó bị Pháp bắt và đày đi Angiêri năm 1888.

- Đồng Khánh: Tức Ưng Đường, sinh năm 1864, ở ngôi được 3 năm (tháng 10/1885 đến 12/1888), mất lúc 25 tuổi.

- Thành Thái: Tức Bửu Lân, lên ngôi lúc 10 tuổi và làm vua được18 năm(từ tháng 1/1889 đến 7/1907), vì nhiều lần không phục tùngPháp nên bị truất ngôi lúc 28 tuổi và bị đày sang châu Phi, từ năm1947 được phép về sinh sống ở Sài Gòn.

- Duy Tân: Tức Vĩnh San, lên ngôi lúc mới 8 tuổi, làm vua được9 năm (1907 – 1916) thì bị Pháp đày đi châu Phi vì nhà vua có hànhđộng chống Pháp.

- Khải Định: Tức Bửu Đảo, sinh năm 1884, lên ngôi vua lúc 32 tuổi và làm vua được 9 năm thì mất (1916 – 1925).

- Bảo Đại: Tức Vĩnh Thụy, từ lúc 10 tuổi (năm 1922) đã được đưasang giáo dục và đào tạo tại Pháp, làm vua 19 năm (1926 – 1945),        tháng 8 năm 1932, Bảo Đại mới trở về Việt Nam.

     Vua Nguyền tuy vẫn mang danh hiệu hoàng đế nhưng đã trở thành vua bù nhìn, dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của viên Khâm sứ Pháp ở Trung Kì. Mọi quyết định quan trọng của vua trước khi ban bố cho bầy tôi và thần dân của mình đều phải qua sự kiểm duyệt và thỏa thuận của người Pháp. Vua chỉ có quyền bổ nhiệm các quan lai ở triều đình và ở Trung Kì từ chánh nhất phẩm đến tòng tam phẩm nhưng phải được sự chuẩn y của Khâm sứ Pháp, còn quan lại từ chánh tứ phẩm trở xuống do chính Khâm sứ bổ nhiệm, ở Bắc Kì tất cả các quan lại đều do Thống sứ Pháp bổ nhiệm. Thậm chí từ năm 1894, ngân sách Nam triều bị sáp nhập vào ngân sách bảo hộ. Không những các quan lớn nhỏ mà đến cả vua cũng do Pháp trả lương, vua tôi nhà Nguyễn trở thành những công chức lĩnh lương hàng tháng của thực dân. Ví dụ: Số tiền mà Pháp chi cho triều đình Huế năm 1899 là 959.860 đồng Đông Dương (chiếm 52% tổng số chi ngân sách Trung Kì), năm 1913 là 954.175 đồng (chiếm 24%).


Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kì

     Nam Kì là đất “thuộc địa” nên viên quan chức đứng đầu ở đây được gọi là Thống đốc và chính quyền của người Pháp được tổ chức tới tất cả các cấp.

Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kì

Thng đốc Nam Kì và các cơ quan phụ tá

     Thống đốc (người Pháp) ở Nam Kì cũng có địa vị pháp lí, trách nhiệm, quyền hạn và nhiều cơ quan phụ tá tương đương như Thống sứ Bắc Kì.

     Thống đốc Nam Kì có nhũng cơ quan phụ tá sau đây:

- Toà thống đốc Nam Kì (trước năm 1887 được gọi là Soái phủ Nam Kì) được thành lập từ năm 1868.

- Hội đồng tư mật Nam Kì (1869), tương đương với Hội đồng bảo hộ ở Bắc Kì và ở Trung Kì.

- Hội đồng thuộc địa Nam Kì (1880) tương đương với cả hai Hội đồng lí – tài của người Pháp và Viện dân biểu ở Bắc Kì và ở Trung Kì.

- Phòng thương mại Nam Kì (1888).

- Phòng canh nông Nam Kì (1897).

- Hội đồng học chánh Nam Kì (1923).

- Ủy  ban khai thác thuộc địa Nam Kì (1937).

Chủ tỉnh (tỉnh trưởng) – Đốc lí thành phố và các cơ quan phụ tá

     Đến cuối năm1919, Nam Kì có 20 tỉnh, 1 thành phố cấp I là Sài Gòn và 1 thành phố cấp n là Chợ Lớn.

     Đứng đầu mỗi tỉnh là một viên chủ tỉnh (có thể tạm gọi là tỉnh trường) người Pháp. Chủ tỉnh có các cơ quan phụ tá là: Sở tham biện (tương đương với Toà công sứ ở Bắc Kì và Trung Kì), hội đồng hàng tỉnh.

     Đứng đầu thành phố Sài Gòn hoặc thành phố Chợ lớn là viên đốc lí người Pháp. Phụ tá cho đốc lí có toà đốc lí và hội đồng thành phố (Sài Gòn) hoặc uỷ ban thành phố (Chợ Lớn).

     Chủ tỉnh hoặc đốc lí ở Nam Kì cũng có địa vị pháp lí, trách nhiệm và quyền hạn tương đương công sứ hoặc đốc lí ngoài Bắc.

     Nam Kì cũng có một số thành phố cấp III, tương đương với thành phố cấp m ở ngoài Bắc như Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Long Xuyên, Mĩ Tho.

     Khác với tỉnh ở Bắc Kì và Trung Kì, tỉnh ở Nam Kì không chia thành phủ – huyện mà thành lập một số trung tâm hành chính và chia thành các tổng.

Đốc phủ sứ hoc tri phủ hay tri huyện ở trung tâm hành chính

     Mỗi tỉnh được chia ra thành một số trung tâm hành chính và mỗi trung tâm hành chính phụ trách một địa bàn gồm một số tổng. Ví dụ: Tỉnh Cần Thơ cuối năm1919 đầu 1920 (khi đó chưa thành lập thành. Như vậy, ở Trung Kì không có Hội đồng cốvấn như ở Bắc Kì, ở Bắc Kì phải lập ra Hội đồng này nhằm hỗ trợ cho Thống sứ trong việc thi hành những chức năng của chức Kinh lược sứ Bắc Kì mà chức này đã bị xoá bỏ từ năm 1897 và chuyển chức năng của nósang tay Thống sứ. Còn tất cả các cơ quan phụ tá của Khâm sứ Trung Kì đều tương ứng và có chức năng, quyền hạn tương đương như những cơ quan phụ tá của Thống sứ Bắc Kì

Công sứ tỉnh Đốc lí thành phố và các cơ quan phụ tá

     Cuối năm 1919, ở Trung Kì có 13 tỉnh và một thành phố cấp n là Đà Nẵng, tuy vậy chúng vẫn là những cấp hành chính tương đương nhau.

     Cũng như ở Bắc Kì, ở Trung Kì, đứng đầu mỗi tỉnh là viên Công sứ Pháp, thành phố Đà Nẵng là Đốc lí. Công sứ, Đốc lí cũng có địa vị pháp lí, trách nhiệm, quyền hạn và các cơ quan phụ tá tương tự như ở Bắc Kì (riêng Đà Năng không có Hội đồng thành phố mà thay vào đó là Ủy ban thành phố).

     Ở Trung Kì cũng có những thành phố cấp III (tương đương như thành phố cấp III ở Bắc Kì), đó là Phan Thiết, Quy Nhơn, Đà Lạt, Huế, Vinh – Bến Thuỷ, Thanh Hoá.

Chánh tổng

     Tỉnh được chia thành các tổng. Tổng do chánh tổng và phó chánh tổng là người Việt cai quản. Chánh tổng vừa trực thuộc chủ tỉnh, vừa đặt dưới sự quản lí trực tiếp của quan chức đứng đậu trung tâm hành chính.

     Như vậy, nếu xét về địa vị pháp lí và tính chất hành chính thì trung tâm hành chính là một cấp đơn vị hành chính chưa hoàn chỉnh.

     Đốc phủ sứ, tri phủ, tri huyện, chánh, phó tổng cũng được tuyển bổ qua cuộc thi công chức, được xếp vào ngạch hành chính và ăn lương của người Pháp.

Xã trưởng

     Mỗi tổng bao gồm một số xã. Đứng đầu xã là xã trưởng do xã bầu ra và phải được chính quyền cấp trên chuẩn y.


Khâm sứ Trung Kì và các cơ quan phụ tá

     Trung Kì là đất “bảo hộ” và có kinh đô của Nam triều nên chức danh của viên quan chức người Pháp đứng đầu Trung Kì được gọi là Khâm sứ. Chính quyền của người Pháp cũng chỉ tổ chức tới cấp tỉnh.

Khâm sứ Trung Kì và các cơ quan phụ tá

     Khâm sứ Trung Kì cũng có địa vị pháp lí, trách nhiệm quyền hạn tương đương nhu Thống sứ Bắc Kì.

     Bắc Kì là đất “nửa bảo hộ”, còn Trung Kì là đất “bảo hộ” và là nơi có kinh đô của vua Nguyễn nên Khâm sứ Trung Kì có một số trách nhiệm và quyền hạn khác với Thống đốc Bắc Kì:

- Khâm sứ Trung Kì chỉ trực tiếp ban cấp phẩm hàm cho các công chức và binh lính người Việt tại các công sở của Pháp.

- Khâm sứ Trung Kì trực tiếp chỉ đạo và giám sát vua Nguyễn và triều đình Huế. Khâm sứ có cả quyền duyệt các đạo dụ – một hình thức văn bản pháp luật thể hiện quyền lực cơ bản trong thời kì phong kiến trước đây của nhà vua, trước khi đạo cụ đó được ban bố công khai; Khâm sứ Trung Kì có quyền cử một số quan chức người Pháp với chức danh đại biện, thay mặt cho Khâm sứ vào chỉ đạo và giám sát các bộ và các cơ quan cao cấp khác của triều đình. Ví dụ: Năm 1905 có ba Đại biện: Một ở bộ Lại và Viện cơ mật; một ở bộ Hộ, bộ Công, bộ Lễ, Phủ tôn nhân, Quốc tử giám; một ở bộ Hình và bộ Binh.

     Khâm sứ Trung Kì cũng có các cơ quan phụ tá sau đây:

- Toà Khâm sứ Trung Kì (thành lập từ năm 1886).

- Phòng tư vấn liên hợp thương mại – canh nông (1897).

- Hội đồng Bảo hộ Trung Kì (1900).

- Hội đồng Học chánh Trung Kì (1923).

- Viện dân biểu Trung Kì (1926).

- Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Trung Kì (1928).

- Uỷ ban khai thác thuộc địa Trung Kì (1937)

     Như vây. ở Trung Kì không có Hội đồng cố vấn như ở Bắc Kì. Ở Bắc Kì phải lập ra Hội đồng này nhằm hỗ trợ cho Thống sứ trong việc thi hành những chức năng của chức Kinh lược sứ Bắc Kì mà chúc này đã bị xoá bỏ từ năm 1897 và chuyển chức năng của nó sang tay Thống sứ. Còn tất cả các cơ quan phụ tá của Khâm sứ Trung Kì đều tương ứng và có chức năng, quyền hạn tương đương như nhũng cơ quan phụ tá của Thống sứ Bắc Kì.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thư viện pháp luật việt nam, bo luat gia long

Mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội

     Về mới quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân cần nhận thức rõ: đây là quan hệ giữa những tổ chức, bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, cùng thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật bằng những phương thức khác nhau, đều là công cụ dể đảm bảo quyền lực của nhân dân.

Mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận

     Tuy nhiên, Nhà nước là tổ chức công quyền, được tổ chức và hoạt dộng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất quyền lực; đồng thời có sự phân công, phối hợp trong thực hiện các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp, dưới sựlãnh đạo của Đảng, chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước không phải là một thành viên của Mặt trận. Theo hiến định, Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có trách nhiệm xây dựng, giám sát, bảo vệ chính quyền. Quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quy chế phối hợp công tác do ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan nhà nước hữu quan từng cấp ban hành chứ không phải chỉ đạo hoặc hiệp thương dân chủ với Mặt trận. Hiến pháp năm 1992 chế định quyền của Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quôc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham sự các phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan (Điều 111). Tại các cấp địa phương, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người dùng đều các đoàn thể nhân dân ở các cấp được mời tham dự các cuộc họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự Hội nghị ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn cốc vấn đề có liên quan. Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thực hiện chế độ báo cáo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyển và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dânđộng viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương (Điều 125).

     Quan hệ chính trị giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội là quan hệ giữa các chủ thể ởcùng một cấp độ. Cùng tồn tại trong một hệ thống chính trị thống nhất, cùng chịu sự lãnh đạo của Đảng, nhưng các thiết chế chính trị này lại độc lập với nhau. Chúng khác nhau về nguồn gốc, bản chất, nhiệm vụ, chức năng và các hình thức, phương pháp hoạt động. Mối quan hệ giữa các chủ thể này phải là các mối quan hệ bình đẳng, không phải là mới quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Trước đây, trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, các tổ chức chính trị – xã hội trong một mức độ nào đó đã bị “hành chính hóa”. Nhà nước chi phối cả về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội thông qua việc cung cấp cán bộ, kinh phí, tạo mọi điều kiện để các tổ chức này hoạt động. Thực tế cho thấy, do hoạt động trong sự bao cấp tuyệt đối, sự quản lý “toàn diện” của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trở nên thụ động, ỷ lại, giảm đi tính độc lập, sáng tạo của mình, trở thành cái “bóng” của Nhà nước, tính quần chúng bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, đòi hởi phải xác định rõ ràng về mặt luật pháp mối quan hệ bình đẳng giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Mặt khác, Nhà nước phải đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách, công tác cán bộ đối với tất cả các tổ chức chính trị – xã hội, đảm bảo các tổ chức này có vị trí độc lập tương đối. Các tổ chức chính trị – xã hội cũng phải vươn lên, đổi mới vể tổ chức và hoạt động cho phù hợp với cơ chế mới, tăng cường tính tự chủ về các phương diện, trước hết là tự chủ đề tài chính và đội ngũ cán bộ. Về phần mình, Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, tạo ra các cơ sở và điều kiện pháp lý đảm bảo cho các tổ chức này thật sự là các tổ chức tự nguyện của quần chúng, hoạt động phục vụ lợi ích hợp pháp của quần chúng, thực hiện quyển dân chủ của nhân dân.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat phap viet nam, hoang viet luat le

Công sứ hoặc phó sứ tỉnh, đốc lý và các cơ quan phụ tá

     Đến cuối năm 1919, ở Bắc Kì có 21 tỉnh, 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng, 4 đạo quan binh. Đó là những cấp hành chính tương đương nhau.

Công sứ hoặc phó sứ tỉnh, đốc lý và các cơ quan phụ tá

Công sứ hoặc phó sứ tỉnh và các cơ quan phụ tá.

     Đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc Kì là một viên công sứ (hoặc phó sứ) người Pháp, tỉnh nào quan trọng có cả công sứ và phó sứ. Công sứ (hoặc phó sứ) là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước Thống sứ về mọi mặt ở tỉnh và cai trị thông qua hệ thống quan lại triều Nguyễn (có từ cấp tỉnh trở xuống). Công sứ hoặc phó sứ do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

Công sứ hoặc phó sứ có các cơ quan phụ tá sau đây:

+ Toà công sứ (hoặc toà phó sứ) cũng có các văn phòng tương tự như các văn phòng của Phủ thống sứ, tất cả đều đạt dưới sự điều hànhtrực tiếp của viên chánh văn phòng toà công sứ (hoặc chánh văn phòng toà phó sứ). Nó vừa là cơ quan tổng hợp, vừa là cơ quan điều phối giúp công sứ (hoặc phó sứ).

+ Hội đồng hàng tỉnh (mà tên đầy đủ là hội đổng kì mục bản xứ hàng tỉnh), được thành lập chính thúc theo Nghị định ngày 19/3/1913 của Toàn quyền Đông Dương, trước đó có các tổ chức tiền thân.

     Các uỷ viên của hội đồng hàng tỉnh là người Việt được tuyển lựa thông qua bầu cử, ở miền núi thì do công sứ (hoặc phó sứ) đề nghị và Thống sứ quyết định.

     Chức năng của hội đồng hàng tỉnh là tư vấn tất cả các vấn đề của tỉnh, thỉnh nguyện với chính quyền các vấn đề (trừ thỉnh nguyện có tính chính trị). Như vậy, hội đồng hàng tỉnh cũng không phải là cơ quan dân cử, lại càng không phải là cơ quan quyền lực mà chỉ là cơ quan tư vấn.

Đốc lí thành phố và các cơ quan phụ tá.

     Hà Nội, Hải Phòng được xếp vào loại thành phố cấp I, cùng được thành lập theo sắc lệnh ngày 19/7/1888 của Tổng thống Pháp. Đứng đầu mỗi thành phố là viên đốc lí người Pháp do thống sứ đề cử và Toàn quyền bổ nhiệm. Đốc lí có địa vị pháp lí, chức năng, quyền hạn tương đương như công sứ.

     Các cơ quan phụ tá cho đốc lí là toà đốc lí và hội đồng thành phố, với chức năng, quyền hạn như những cơ quan phụ tá công sứ.

     Pháp còn chuyển một số thị xã quan trọng lên thành phố cấp III như Nam Định, Hải Dương… Đứng đầu thành phố cấp III là chức đốc lí do công sứ tỉnh kiêm. Phụ tá cho công sứ – đốc lí ở thành phố là Uỷ ban thành phố có các uỷ viên do Thống sứ Bắc Kì bổ nhiệm. Như vậy, thành phố cấp III không phải là cấp hành chính tương đương với cấp tỉnh – thành phố cấp I.

Tư lệnh đạo quan bỉnh và cơ quan phụ tá.

     Đạo quan binh là cấp hành chính mang tính quân sự đặc biệt, chỉ có ở Bắc Kì và tương đương với cấp tỉnh. Các đạo quan binh đượcthành lập theo Nghi định ngày 6/8/1891 và được bổ sung báng Nghị định ngày 16/4/1908 của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1891 có 4 đạo quan binh:

+ Đạo quan binh 1 (hay còn được gọi là Đạo quan binh Phả Lai), có địa bàn là những vùng đất được rút ra từ các tỉnh Lục Nam, Quảng Yên, Hải Dương. Thái Nguyên, Băc Ninh.

+ Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, có địa bàn là những vùng đất được rút ra từ các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang và toàn bộ tỉnh Lạng Sơn trước đó.

+ Đạo quan binh 3 Yên Bái, gồm những vùng đất được rút ra từ các tỉnh Lào Cai, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang và toàn bộ tỉnh Yên Bái trước đó.

+ Đạo quan binh 4 Sơn La, gồm những vùng đất được rút ra từ tỉnh Hưng Hoá và toàn bộ tỉnh Sơn La trước đó.

     Đến năm 1916, Pháp đặt thêm Đạo quan binh 5 – Đạo quan binh Lai Châu, gồm tỉnh Lai Châu và vùng Thượng Lào.

     Địa bàn của các đạo quan binh luôn biến động, khi thì được mở rộng, lúc thì bị thu hẹp.

     Nguyên nhân của việc thành lập các đạo quan binh và những biến động về địa bàn của chúng là do trạng thái thăng trầm của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta ở Bắc Kì. Nơi nào phong trào chống Pháp mạnh thì nơi đó lập tức bị đưa vào đạo quan binh, đặt dưới sự thống trị và đàn áp trực tiếp của giới cầm quyền quân sự. Địa phương nào mà phong trào kháng chiến tạm lắng xuống thì lại được chuyên trả chính quyền dân sự tỉnh.

     Đạo quan binh cũng được chia thành nhũng đơn vị hành chính cấp dưới như các cấp hành chính của tỉnh dân sự là phủ – huyện – châu V.V..

     Theo Nghị định ngày 16/4/1908 của Toàn quyền Đông Dương, đứng đầu mỗi đạo quan binh là một sĩ quan cấp tá làm tư lệnh. Tư lệnh đạo quan binh có quyền hành chính và tư pháp ngang với công sứ tỉnh dân sự và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thống sứ Bắc Kì. Về mặt quân sự, tư lệnh đạo quan binh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của viên tướng Tổng chỉ huy lực lượng đóng chiếm Bắc Kì.

     Tư lệnh đạo quan binh có cơ quan phụ tá cũng được gọi là hội đồng hàng tỉnh, với chức năng và quyền hạn như ở tỉnh dân sự

Từ khóa tìm kiếm nhiều: luật pháp việt nam, hoàng việt luật lệ

Tổ chức tư vấn cho thống sứ Bắc Kì

Viện dân biểu Bắc Kì

     Viện dân biểu Bắc Kì được thành lập theo Nghị định ngày 10/4/1926 của Toàn quyền Đông Dương mà tiền thân của nó là tổ chức đại diện cho người Việt ở Bắc Kì (với các tên gọi khác nhau qua các đời Toàn quyền).

Tổ chức tư vấn cho thống sứ Bắc Kì

     Chức năng: Chỉ góp ý kiến, không có quyền quyết định, tuyệt đối không được bàn tói các vấn đề chính tri.

     Thành phần: Uỷ viên của Viện dân biểu thường được gọi là nghị viên, có nhiệm kì 3 năm do bầu cử ra. Các nghị viên là những người thuộc thành phần trung lưu gồm 3 loại. Một là đại diện của những người trong diện đóng thuế thân và nhũng người được miễn đóng thuế thân. Cử tri bầu loại này là chánh, phó tổng, viên chức đã về hưu hoặc đương làm việc thuộc guồng máy hành chính người Việt, những ngườicó bằng cấp, các hạ sĩ quan, các thông ngôn, kí lục người Việt. Hai là đại diện của những thương nhân ngườiViệt có đóng thuế môn bài. Ba là đại diện của các tỉnh miên núi và trung du, do các quan lại đầu tỉnh lựa chọn trong số viên chức và kì hào trong tỉnh để Thống sứ quyết dinh. Thống sứ có quyền đề nghị Toàn quyền ra nghị định giải tán Viên dân biểu.

Phương thức hoạt động: Mỗi năm Viện dân biểu họp một lần do Thông sứ triệu tập. Mỗi kì họp kéo dài khoảng 10 ngày. Trong ngày họp đầu tiên các nghị viên bỏ phiếu kín bấu ra ban chỉ đạo kì họp. Ban này lại bầu ra chủ tịch kì họp.

     Rõ ràng, qua thành phán, phương thức bầu cử, chức năng và quyền hạn, Viện dân biểu không phải là cơ quan dân cử, lại càng không phải là cơ quan quyền lực mà chỉ là cơ quan tư vấn. Nó được lập ra còn nhằm mua chuộc tầng lớp trí thức, tư sản, trung lưu người Việt.

     Các thành viên hoàn toàn là người Việt nhưng Viện dân biểu lại nằm trong hệ thống chính quyền của người Pháp chứ không phải là trong bộ máy Nam triều.

Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Bắc Kì

     Hội đồng này được thành lập ngày 4/11/1928 theo sắc lệnh củaTổng thống Pháp và là tổ chức chân rết ở cấp kì của Đại hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương.

     Chức năng: Tư vấn về kinh tế tài chính và đề xuất nguyên vọng của mình trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, không được bàn về chính trị.

     Thành phần: Các uỷ viên phải là người Pháp hoặc người Việt đã nhập quốc tịch Pháp, do bầu cử ra.

     Phương thức hoạt động: Mỗi năm Thống sứ triệu tập Hội đồng này họp một kì (cũng có thể triệu tập kì họp bất thường). Mỗi kì họp, Hội đồng tự bầu ra chủ tịch kì họp.

Bắc Kì cố vấn hội đồng

     Cơ quan này được thành lập theo Dụ ngày 24/10/1933 của Vua Bảo Đại.

     Chức năng: Góp ý kiến về các bản dự thảo của Vua có liên quanđến Bắc Kì, về các bản dự thảo nghị định của Thống sứ về các vấn đề cai trị người Việt mà Thống sứ yêu cầu.

     Thành phần: Gồm 6 uỷ viên đều là người Việt, do Thống sứ Bắc Kì giới thiệu và triều đình Huế bổ nhiệm. Các uỷ viên có nhiệm kì 2 năm, có hàm ngang với thượng thư.

     Tuy về mặt danh nghĩa, do triều đình Huế thành lập và bổ nhiệm các uỷ viên nhưng Bắc Kì cố vấn hội đồng chủ yếu là cơ quan tư vấn cho Thống sứ Bắc Kì.

Uỷ ban khai thác thuộc địa Bắc Kì

     Đây là tổ chức chân rết ở cấp kì của Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao Đông Dương và cũng được thành lập từ Nghị định ngày 28/12/1937.

     Thành phần: Chủ tịch là viên Thanh tra công việc hành chính và các uỷ viên (trong đó có một số là người Việt).

     Chức năng: Tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực khai thác thuộc địa để Thống sứ đưa ra thảo luận ở Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao Đông Dương mà Thống sứ là một uỷ viên.


Các cơ quan phụ tá của Thống sứ Bắc Kì

Phủ thống sứ Bắc Kì:

    Phủ thống sứ Bắc Kì được tổ chức theo sắc lệnh ngày 3/2/1886 của Tổng thống Pháp.

Chức năng: Cơ quan tổng hợp mọi mặt hoạt động của Pháp ở Bắc Kì.

Các cơ quan phụ tá của Thống sứ Bắc Kì


Thành phần: Một văn phòng chịu trách nhiệm chung và đứng đầu là Chánh văn phòng; Phòng phụ trách những công việc có liên quan đến người Âu ở Bắc Kì; Phòng phụ trách những công việc có liên quan đến người Việt ở Bắc Kì, Phòng phụ trách về ngân sách Bắc Kì.

Các phòng thương mại Bắc Kì:

     Theo Quyết định ngày 3/6/1886 của Tổng trú sứ Trung – Bấc Kì, ở Bắc Kì có Phòng thương mại Hà Nội và Phòng thương mại Hải Phòng. Địa bàn hoạt động của hai phòng thương mại này được phân định theo các tỉnh, không chỉ ở Bắc Kì mà ở cả Trung Kì.

Chức năng: Góp ý kiến về tất cả các vấn đề có liên quan đến thương mại, kĩ nghệ, tài chính, hàng hải.

Thành phần: Mỗi phòng thương mại có Chủ tịch người Pháp và các uỷ viên (phần đông là người Pháp, còn lại là người Việt).

Phòng canh nông Bắc Kì:

     Phòng này được thành lập theo Nghị định ngày 10/2/1894 của Toàn quyền Đông Dương. Địa bàn hoạt động của nó sau dó được mở rộng vào tới các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh nên tìr ngày 17/2/1911 được đổi gọi là Phòng canh nông Bắc Kì và Bắc Trung Kì.

Chức năng: Tư vấn về các vấn đề nhân công nông nghiệp, thuỷ lợi, đồn điền…

Thành phần: Chủ tịch là người Pháp và các uỷ viên (trong đó 4/5 là người Pháp, còn lại là người Việt).

Hội đồng bảo hộ Bắc Kì:

     Hội đồng này được thành lập theo sắc lệnh ngày 8/8/1898 của Tổng thống Pháp.

Chức năng: Đây là cơ quan phụ tá cao nhất và trọng yếu ở BắcKì. Hội đồng bảo hộ Bắc Kì thảo luận và thông qua các dự thảo nghi định của Thống sứ, về mọi vấn đề thuộc địa ở Bắc Kì, những ý kiến đóng góp của Viện dân biểu Bắc Kì và của các hội đồng hàng tỉnh Thống sứ có quyền triệu tập Hội đồng bảo hộ bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.

Thành phần: Chủ tịch là Thống sứ, Thư kí là viên Chánh vãn phòng Phủ thống sứ và có 7 uỷ viên gồm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp đóng chiếm Bắc Kì, Tổng kĩ sư công chính phụ trách địa bàn Bắc Kì, Tổng biện lí Bắc Kì, 2 kiều dân Pháp và 2 kì hào người Việt (4 uỷ viên này do Thống sứ đề cử, Toàn quyền bổ nhiệm, nhiệm kì 4 năm)..

Hội đồng giáo dục Bắc Kì:

     Hội đồng này được thành lập theo Nghị định ngày 18/9/1923 của Toàn quyền Đông Dương. Nó là tổ chức chân rết ở cấp kì của Hội đồng tư vấn học chính Đông Dương.

Chức năng: Tư vấn về chính sách và quy chế cho ngành giáo dục ở Bắc Kì.

Thành phần: Chủ tịch là Giám đốc Nha giáo dục Bắc Kì và các uỷ viên.


Khái quát về thống sứ Bắc Kì

     Quyền lực chính trị ở Bắc Kì đều tập trung vào viên Thống sứ người Pháp và Bắc Kì là đất “nửa bảo hộ” nên chính quyền của người Pháp chỉ tổ chức tới cấp tỉnh.

Khái quát về thống sứ Bắc Kì

     Theo Sắc lệnh ngày 9/5/1889 của Tổng thống Pháp, chức Tổng trú sứ Trung – Bắc Kì bị bãi bỏ và thay vào đó là Thống sứ ở Bắc Kì và Khâm sứ ở Trung Kì.       

      Về địa vị pháp lí, Thống sứ Bắc Kì là người đứng đầu hệ thống chính quyền của người Pháp ở Bắc Kì. Thống sứ do Tổng thống Pháp bổ nhiệm và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Thống sứ Bắc Kì có thể được Toàn quyền Đông Dương uỷ thác toàn bộ hoặc một phần quyền lực của Toàn quyền trong phạm vi Bắc Kì 1 để có thể chủ động cai trị Bắc Kì về mọi mặt. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thống sứ Bắc Kì cụ thể như sau:        

- Chịu trách nhiệm bảo đảm việc thi hành những luật, sắc lệnhcủa chính quốc áp dụng ở thuộc địa, những nghị định của Toàn quyền Đông Dương.

- Quyền ra nghị định có tính lập quy.

- Quyền đề xuất những biện pháp cai trị và cảnh sát ở Bắc Kìnhưng phải báo cáo lên Toàn quyền Đông Dương.      

- Điều hành và sử dụng nhân sự ở Bắc Kì.

- Giữ gìn an ninh, trật tự ở Bắc Kì và có quyền yêu cầu bên quân sự hỗ trợ khi cần thiết.

- Thông qua các công sứ tỉnh để chỉ đạo mọi hoạt động từ cấptỉnh trở xuống.  

- Đối với hệ thống quan lại của nhà Nguyễn ở Bắc Kì, Thống sứcó quyền bổ dụng, điều động, thăng, giáng, sa thải. Thống sứ có quyền xét và ban cấp phẩm hàm cho toàn bộ quan lại và viên chức người Việt (một việc làm mà trước đây chỉ thuộc quyền lực của vua Nguyên), kể cả ngạch văn lẫn ngạch võ, thuộc cả hai guồng máychính quyền Pháp và Nam triều ở Bắc Kì. Từ quan nhất phẩm đến tam phẩm do Thống sứ xét và đề nghị Toàn quyền ban cấp, từ tứ phẩm trở xuống tới cửu phẩm do Thống sứ xét và trực tiếp ban cấp.

     Tóm lại, chịu trách nhiệm trước Toàn quyền Đông Dương về mọi 1 mặt ở Bắc Kì, Thống sứ có cả quyền lập quy, quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Bắc Kì. Các cơ quan cấp kì chỉ giữ vai trò phụ tá cho Thống sứ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: he thong phap luat viet nam, luật gia long

Các cơ quan phụ tá của Toàn quyền Đông Dương

     Mạng lưới các cơ quan cao cấp phụ tá của Toàn quyền Đông Dương rất phức tạp và đa dạng theo từng lĩnh vực. Địa vị pháp lí và chức năng chung của các cơ quan này là phụ tá, tư vấn cho Toàn quyền Đông Dương trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách, biện pháp về các lĩnh vực, giúp cho Toàn quyền đảm đương được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Các cơ quan phụ tá của Toàn quyền Đông Dương

Hội đồng tốicao Đông Dương (Hội đồng Chính phủ Đông Dương):

     Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ngày 17/10/1887 thành lập Hộiđồng tối cao Đông Dương, ngày 20/10/1911 đổi tên thành Hội đồng Chính phủ Đông Dương.

Chức năng:

     Tư vấn chung, cụ thể là góp ý kiến, thảo luận về tất cả các vấn đề ở Đông Dương như ngân sách, thuế khoá, lập các đạo quan binh, lao động… liên quan đến việc thống trị và khai thác Đông Dương.

Thành phần:

     Chủ tịch là Toàn quyền Đông Dương và các quan chức cao cấp ở cấp Đông Dương, ở các xứ như Thống đốc Nam Kì Khâm sứ Trung Kì, Thống sứ Bắc Kì, Khâm sứ Campuchia, Khâm ị sứ Lào, Tổng tư lệnh lực lượng bộ binh viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Tổng tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông… Thành viên Hội đồng phần lớn là người Pháp, ngoài ra còn có 4 người bản xứ (3 người Việt ở 3 kì và 1 người Campuchia) do viên Toàn quyền chỉ định hàng năm.

Hội đồng phòng thủ Đông Dương:

     Hội đồng này được thành lập theo sắc lệnh ngày 31/10/1902 của Tổng thống Pháp.   

Chức năng:

     Tư vấn về quân sự, như về tổ chức quân đội, về việc bảo vệ thuộc địa.

Thành phần:

      Chủ tịch là Toàn quyền Đông Dương, Phó chủ tịch là viên Tổng chỉ huy tối cao quân đội Phápở Đông Dương và 3 thànhviên là tổng tham mưu trưởng quân đội, tổng tư lệnh bộ binh, tư lệnhpháo binh.

Uỷ ban tư vấn vmỏ:

     Uỷ ban này được thành lập theo Nghị định ngày 26/5/1913 của Toàn quyền Đông Dương.

Chức năng:   

     Giúp Toàn quyền Đông Dương trong việc đề ranhững quy chế, thể lệ có liên quan đến công việc khai thác hầm mỏ. Chủ tịch là viên Tổng thanh tra công chính.

Hội đồng tư vấn học chính Đông Dương:

    Hội đồng này được thành lập theo Nghị định ngày 21/12/1917 của Toàn quyền Đông Dương.

Chức năng:   

     Giúp Toàn quyền Đông Dương để ra quy chế cho ngành giáo dục.

Thành phần:  

      Chủ tịch là Giám đốc Sở học chính Đông Dương, các uỷ viên gồm 5 đai diện của 5 xứ cử ra và các thành viên khác.

Sở chỉ đạo các công việc về chính trị toàn Đông Dương:

     Sở này được thành lập theo Nghị định ngày 4/5/1921 của Toànquyền Đông Dương.

     Đứng đầu Sở này là Viên Giám đốc cảnh sát và an ninh. Sở chỉ đạo các công việc về chính trị toàn Đông Dương, có ba bộ phận phụ trách ba công việc: đối ngoại, đối nội, tình báo và an ninh chung.

Đại hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính Đông Dương:

     Cơ quan này được thành lập theo Sắc lệnh ngày 4/11/1928 của Tổng thống Pháp. Đương thời thường gọi là Đại hội đồng lí-tài Đông Dương.

Chức năng:

     Tư vấn về tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và tài chính (không được bàn tới các vấn đề chính trị).

Thành phần:

     28 người Pháp và 23 người bản xứ. Trong đó có một số thành viên bầu ra với nhiệm ki 1 năm. Mỗi năm Đại hội đổng họp một lần và khi đó mới bầu Chủ tịch (người Pháp) và hai phó Chủ tịch (một người Pháp, một người bản xứ).

Hội đồng khơi thác thuộc tối cao:

     Hội đồng này được thành lập theo Nghị định ngày 28/12/1937 của Toàn quyền Đông Dương.

Chức năng: Tư vấn về việc khai thác thuộc địa sao cho có hiệu quả.

Thành phần:

     Chủ tịch là Toàn quyền Đông Dương và các thành viên như Thống đốc, Thống sứ, Khâm sứ Trung Kì…

Phủ toàn quyền Đông Dương:

     Phủ toàn quyền Đông Dương ra đời cùng với việc xác lập chế độ Toàn quyền Đông Dương và có chức năng giúp Toàn quyền giải quyết công việc thường nhật, phối kết hợp công việc của các cơ quan thuộc Toàn quyền Đông Dương.

Ngoài ra còn một số cơ quan phụ tá khác.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà

Khái quát về toàn quyền Đông Dương

      Cùng với việc thành lập Liên bang Đông Dương là việc định ra chức danh Toàn quyền Đông Dương. Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp kí Sắc lệnh quy định quyền lực của Toàn quyền Đông Dương và được bổ sung bằng các sắc lệnh tiếp theo, ví dụ Sắc lệnh ngày 12/11/1887, ngày 21/4/1891…

Khái quát về toàn quyền Đông Dương

      Về địa vị pháp lí của Toàn quyển Đông Dương, quan chức đứng đầu Đông Dương được Tổng thống Pháp bổ nhiệm bằng sắc lệnh là “Người được uỷ nhiệm thi hành những quyền lực của nước Cộng hoà Pháp tại Đông Dương”. Toàn quyền Đông Dương là người thay mặt cho Nhà nước Pháp và chịu trách nhiệm trước Nhà nước Pháp về mọi mặt ở Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương chịu sự giám sát và kiểm soát của Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp.

Về quyền hạn, Toàn quyền Đông Dương có rất nhiều quyền hành:

- Quyền ra các nghị định mang tính lập pháp hoặc hành phápở Đông Dương.

- Quyền cai trị tối cao ở Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương là người tổ chức và quy định chức năng, quyền hạn, cho các công sở ở Đông Dương. Những quan chức đứng đầu các cơ quan cấp liên bang Đông Dương và cấp xứ đều dưới quyền chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Toàn quyền.

 - Chịu trách nhiệm chung về quân sự, có quyền lập các đạo quan binh, phân bố lực lượng quân đội, ban hành lệnh bắt lính… song không trực tiếp chỉ đạo chiến dịch quân sự. Việc trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch thuộc quyền các sĩ quan cao cấp.

- Quyền chỉ đạo, giám sát hệ thống toà án của Pháp ở Đông Dương.

- Quyền trực tiếp liên hệ với các nhân viên ngoại giao của Pháp và các lãnh sự Pháp ở khu vực Viễn Đông, song không được tự ý thương lượng ngoại giao với các nước khi chưa có sự chuẩn y của Chính phủ bên chính quốc.

      Như vậy, Toàn quyền Đông Dương, một mặt chịu sự chỉ đạo, giám sát của chính quốc, mật khác nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Đông Dương, chi phối mọi mặt hoạt động của bộ máy cai trị ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc có 33 viên Toàn quyền.

      Những quyền hạn mà chính quốc trao cho thuộc địa Đông Dương đều tập trung vào Toàn quyền Đông Dương nên các cơ quan khác ở cung cấp Liên bang Đông Dương chỉ phụ tá cho Toàn quyền Đông Dương.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu vien phap luat viet nam, bộ luật gia long

Sự thành lập Liên bang Đông Dương và các quy chế chính trị

      Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp. Sắc lệnh này cùng với một số sắc lệnh được ban hành sau đó quy định về Toàn quyền Đông Dương là những văn bản tạo ra cơ sở pháp lí cơ bản để hoàn thiện và củng cố chính quyền thuộc địa ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi mới thành lập, Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam và Campuchia. Sắc lệnh ngày 19/4/1889 đưa Lào vào Liên bang Đông Dương và từ năm 1890 thêm Quảng Châu Loan (vùng đất mà Pháp đã chiếm được của Trung Quốc). Liên bang Đông Dương do Bộ thuộc địa Pháp trực tiếp quản lí.

Sự thành lập Liên bang Đông Dương và các quy chế chính trị

     Về quy chế chính trị, toàn liên bang Đông Dương là đất thuộc địa của Pháp, là lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp. Liên bang Đông Dương gồm các xứ với những quy chế chính trị tương ứng sau đây:

- Lào: Quy chế “bảo hộ”.

- Campuchia: Quy chế “bảo hộ”.

- Quảng Châu Loan: Quy chế “lãnh địa thuê”.

- Bắc Kì (từ Ninh Bình ra Bắc): Quy chế “nửa bảo hộ” (trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng theo quy chế đất “thuộc địa”).

- Trung Kì (từ Thanh Hoá vào tối Bình Thuận): Quy chế “bảo hộ” (trừ thành phố Đà Nẵng theo quy chế “thuộc địa”).

“ Nam Kì: Quy chế “thuộc địa”.

      Dù quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa.

      Ba xứ ở Việt Nam thường được người Pháp gọi chung bằng một địa danh “An Nam thuộc Pháp”. Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì hưởng các quy chế chính trị khác nhau, nên có những hình thức tổ chức chính quyền và các quy chế pháp lí khác nhau.

     Như vậy, Việt Nam và các nước khácở Đông Dương đã mất độc lập và toàn bộ chủ quyền. Với việc thiết lập Liên bang Đông Dương và chia nước ta ra làm ba kì, người Pháp đã bắn một mũi tên nhưng nhằm tới hai đích, một là thống nhất bộ máy thuộc địa  ở toàn Đông Dương để thuận lợi cho sự cai trị; hai là chia để trị, hòng xoá bỏ sức mạnh thống nhất và đoàn kết đấu tranh của dân tộc Việt Nam.


Quá trình xâm lược nước ta của Thực dân Pháp

      Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc kháng Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của ngườiPháp bị thất bại và việc xâm chiếm Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện phương châm “tằm ăn lá”, là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị.

Quá trình xâm lược nước ta của Thực dân Pháp

     Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường (Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho Ị Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày 14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ haichính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.

      Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc. Ngày 25/8/1883,nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn ! bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6/6/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung Hiệp – ước năm 1883. Cũng như trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần bộ máy chính quyền thuộc địa ởBắc Kì và Trung Kì.

     Sau khi đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì, kể từ Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước năm 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam Kì vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa. Sự thiếu thống nhất này đã gây cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa.