Viện dân biểu Bắc Kì
Viện dân biểu Bắc Kì được thành lập theo Nghị định ngày 10/4/1926 của Toàn quyền Đông Dương mà tiền thân của nó là tổ chức đại diện cho người Việt ở Bắc Kì (với các tên gọi khác nhau qua các đời Toàn quyền).
Chức năng: Chỉ góp ý kiến, không có quyền quyết định, tuyệt đối không được bàn tói các vấn đề chính tri.
Thành phần: Uỷ viên của Viện dân biểu thường được gọi là nghị viên, có nhiệm kì 3 năm do bầu cử ra. Các nghị viên là những người thuộc thành phần trung lưu gồm 3 loại. Một là đại diện của những người trong diện đóng thuế thân và nhũng người được miễn đóng thuế thân. Cử tri bầu loại này là chánh, phó tổng, viên chức đã về hưu hoặc đương làm việc thuộc guồng máy hành chính người Việt, những ngườicó bằng cấp, các hạ sĩ quan, các thông ngôn, kí lục người Việt. Hai là đại diện của những thương nhân ngườiViệt có đóng thuế môn bài. Ba là đại diện của các tỉnh miên núi và trung du, do các quan lại đầu tỉnh lựa chọn trong số viên chức và kì hào trong tỉnh để Thống sứ quyết dinh. Thống sứ có quyền đề nghị Toàn quyền ra nghị định giải tán Viên dân biểu.
Phương thức hoạt động: Mỗi năm Viện dân biểu họp một lần do Thông sứ triệu tập. Mỗi kì họp kéo dài khoảng 10 ngày. Trong ngày họp đầu tiên các nghị viên bỏ phiếu kín bấu ra ban chỉ đạo kì họp. Ban này lại bầu ra chủ tịch kì họp.
Rõ ràng, qua thành phán, phương thức bầu cử, chức năng và quyền hạn, Viện dân biểu không phải là cơ quan dân cử, lại càng không phải là cơ quan quyền lực mà chỉ là cơ quan tư vấn. Nó được lập ra còn nhằm mua chuộc tầng lớp trí thức, tư sản, trung lưu người Việt.
Các thành viên hoàn toàn là người Việt nhưng Viện dân biểu lại nằm trong hệ thống chính quyền của người Pháp chứ không phải là trong bộ máy Nam triều.
Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Bắc Kì
Hội đồng này được thành lập ngày 4/11/1928 theo sắc lệnh củaTổng thống Pháp và là tổ chức chân rết ở cấp kì của Đại hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương.
Chức năng: Tư vấn về kinh tế tài chính và đề xuất nguyên vọng của mình trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, không được bàn về chính trị.
Thành phần: Các uỷ viên phải là người Pháp hoặc người Việt đã nhập quốc tịch Pháp, do bầu cử ra.
Phương thức hoạt động: Mỗi năm Thống sứ triệu tập Hội đồng này họp một kì (cũng có thể triệu tập kì họp bất thường). Mỗi kì họp, Hội đồng tự bầu ra chủ tịch kì họp.
Bắc Kì cố vấn hội đồng
Cơ quan này được thành lập theo Dụ ngày 24/10/1933 của Vua Bảo Đại.
Chức năng: Góp ý kiến về các bản dự thảo của Vua có liên quanđến Bắc Kì, về các bản dự thảo nghị định của Thống sứ về các vấn đề cai trị người Việt mà Thống sứ yêu cầu.
Thành phần: Gồm 6 uỷ viên đều là người Việt, do Thống sứ Bắc Kì giới thiệu và triều đình Huế bổ nhiệm. Các uỷ viên có nhiệm kì 2 năm, có hàm ngang với thượng thư.
Tuy về mặt danh nghĩa, do triều đình Huế thành lập và bổ nhiệm các uỷ viên nhưng Bắc Kì cố vấn hội đồng chủ yếu là cơ quan tư vấn cho Thống sứ Bắc Kì.
Uỷ ban khai thác thuộc địa Bắc Kì
Đây là tổ chức chân rết ở cấp kì của Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao Đông Dương và cũng được thành lập từ Nghị định ngày 28/12/1937.
Thành phần: Chủ tịch là viên Thanh tra công việc hành chính và các uỷ viên (trong đó có một số là người Việt).
Chức năng: Tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực khai thác thuộc địa để Thống sứ đưa ra thảo luận ở Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao Đông Dương mà Thống sứ là một uỷ viên.