Nhận xét về hình thức Nhà nước (P2)

Trong những thế kỉ X – XV, lễ nghi triều chính còn giản đơn, chưa ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, ở nhiều triều đại, khi mà vua trở nên bất tài, bạc nhược, quan lại quý tộc trong triều đã tự động đưa người ngoài hoàng tộc nhưng có tài chí lên làm vua, như triều đinh nhà Đinh đưa Lê Hoàn lên ngôi, quan lại quý tộc nhà Tiền Lê tôn Lý Công uẩn làm đế. Còn rất nhiều những hiện tượng khác mà sau này bị các sử gia mang nặng tư tưởng Nho giáo phê phán gay gắt. Nhưng qua đó cũng chứng tỏ nền quân chủ trong thời kì đầu mới ở mức độ hạn chế.


Nhận xét về hình thức Nhà nước (P2)

Đến giai đoạn cuối từ thế kỉ XV trở đi, chính thể quân chù đã phát triển thành quân chủ chuyên chế. Từ đầu Lê sơ, cùng với việcNho giáo trở thành nền tang lí luận của Nhà nước quân chủ chuyên chế, trở thành hệ tư tướng chính thòng, giai cấp phong kiến đã bắt tay vào xây dựng chính chủ chuyên chế của mình. Với cuộc cải tổ thành công của Lê Thánh Tông, Nhà nước quân chủ chuyên chế được hoàn thiện. Đến triều Nguyễn, tính chuyên chế của nền quân chủ được tăng cường một bước mới.

Đương nhiên, chính thể quAn chủ Đại Việt dù là quân chủ chuyên chế vẫn luôn luôn dựa trên nền tảng trung ương tập quyền. Sự xác lập và hoàn thiện Nhà nước trung ương tập quyền do những nguyên nhân và dựa trên cơ sở sau đây:

-    Cộng đồng dân tộc Đại Việt và Nhà nước phong kiến thường xuyên phải đương đầu với hoạ xâm lăng từ phương Bắc.

-   Trị thuỷ và thuỷ lợi là công việc lớn lao và thường xuyên của cả cộng đồng dân tộc. Phải có một Nhà nước trung ương tập quyền mới có khả năng huy động đủ sức người, sức của và chỉ đạo, tổ chức công cuộc chống ngoại xâm và công cuộc trị thuỷ – thuỷ lợi.

-    Với chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, các làng xã mặc dù mang nặng tính tự quản nhưng vẫn phải phụ thuộc vào Nhà nước quân chủ và là nơi cung cấp sức người, sức của cho nhà vua.

Tính chuyên chế của Nhà nước quân chủ Đại Việt không phát triển tói mức độ cực đoan như chế độ phong kiến Trung Quốc, bởi nếu chuyên chế cực đoan thì Nhà nước Đại Việt khó có thể đoàn kết được cả cộng đồng dân tộc trong công cuộc chống thiên tai và địch họa.