Các cơ quan phụ tá của Toàn quyền Đông Dương

     Mạng lưới các cơ quan cao cấp phụ tá của Toàn quyền Đông Dương rất phức tạp và đa dạng theo từng lĩnh vực. Địa vị pháp lí và chức năng chung của các cơ quan này là phụ tá, tư vấn cho Toàn quyền Đông Dương trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách, biện pháp về các lĩnh vực, giúp cho Toàn quyền đảm đương được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Các cơ quan phụ tá của Toàn quyền Đông Dương

Hội đồng tốicao Đông Dương (Hội đồng Chính phủ Đông Dương):

     Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ngày 17/10/1887 thành lập Hộiđồng tối cao Đông Dương, ngày 20/10/1911 đổi tên thành Hội đồng Chính phủ Đông Dương.

Chức năng:

     Tư vấn chung, cụ thể là góp ý kiến, thảo luận về tất cả các vấn đề ở Đông Dương như ngân sách, thuế khoá, lập các đạo quan binh, lao động… liên quan đến việc thống trị và khai thác Đông Dương.

Thành phần:

     Chủ tịch là Toàn quyền Đông Dương và các quan chức cao cấp ở cấp Đông Dương, ở các xứ như Thống đốc Nam Kì Khâm sứ Trung Kì, Thống sứ Bắc Kì, Khâm sứ Campuchia, Khâm ị sứ Lào, Tổng tư lệnh lực lượng bộ binh viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Tổng tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông… Thành viên Hội đồng phần lớn là người Pháp, ngoài ra còn có 4 người bản xứ (3 người Việt ở 3 kì và 1 người Campuchia) do viên Toàn quyền chỉ định hàng năm.

Hội đồng phòng thủ Đông Dương:

     Hội đồng này được thành lập theo sắc lệnh ngày 31/10/1902 của Tổng thống Pháp.   

Chức năng:

     Tư vấn về quân sự, như về tổ chức quân đội, về việc bảo vệ thuộc địa.

Thành phần:

      Chủ tịch là Toàn quyền Đông Dương, Phó chủ tịch là viên Tổng chỉ huy tối cao quân đội Phápở Đông Dương và 3 thànhviên là tổng tham mưu trưởng quân đội, tổng tư lệnh bộ binh, tư lệnhpháo binh.

Uỷ ban tư vấn vmỏ:

     Uỷ ban này được thành lập theo Nghị định ngày 26/5/1913 của Toàn quyền Đông Dương.

Chức năng:   

     Giúp Toàn quyền Đông Dương trong việc đề ranhững quy chế, thể lệ có liên quan đến công việc khai thác hầm mỏ. Chủ tịch là viên Tổng thanh tra công chính.

Hội đồng tư vấn học chính Đông Dương:

    Hội đồng này được thành lập theo Nghị định ngày 21/12/1917 của Toàn quyền Đông Dương.

Chức năng:   

     Giúp Toàn quyền Đông Dương để ra quy chế cho ngành giáo dục.

Thành phần:  

      Chủ tịch là Giám đốc Sở học chính Đông Dương, các uỷ viên gồm 5 đai diện của 5 xứ cử ra và các thành viên khác.

Sở chỉ đạo các công việc về chính trị toàn Đông Dương:

     Sở này được thành lập theo Nghị định ngày 4/5/1921 của Toànquyền Đông Dương.

     Đứng đầu Sở này là Viên Giám đốc cảnh sát và an ninh. Sở chỉ đạo các công việc về chính trị toàn Đông Dương, có ba bộ phận phụ trách ba công việc: đối ngoại, đối nội, tình báo và an ninh chung.

Đại hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính Đông Dương:

     Cơ quan này được thành lập theo Sắc lệnh ngày 4/11/1928 của Tổng thống Pháp. Đương thời thường gọi là Đại hội đồng lí-tài Đông Dương.

Chức năng:

     Tư vấn về tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và tài chính (không được bàn tới các vấn đề chính trị).

Thành phần:

     28 người Pháp và 23 người bản xứ. Trong đó có một số thành viên bầu ra với nhiệm ki 1 năm. Mỗi năm Đại hội đổng họp một lần và khi đó mới bầu Chủ tịch (người Pháp) và hai phó Chủ tịch (một người Pháp, một người bản xứ).

Hội đồng khơi thác thuộc tối cao:

     Hội đồng này được thành lập theo Nghị định ngày 28/12/1937 của Toàn quyền Đông Dương.

Chức năng: Tư vấn về việc khai thác thuộc địa sao cho có hiệu quả.

Thành phần:

     Chủ tịch là Toàn quyền Đông Dương và các thành viên như Thống đốc, Thống sứ, Khâm sứ Trung Kì…

Phủ toàn quyền Đông Dương:

     Phủ toàn quyền Đông Dương ra đời cùng với việc xác lập chế độ Toàn quyền Đông Dương và có chức năng giúp Toàn quyền giải quyết công việc thường nhật, phối kết hợp công việc của các cơ quan thuộc Toàn quyền Đông Dương.

Ngoài ra còn một số cơ quan phụ tá khác.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà