Khái quát về toàn quyền Đông Dương

      Cùng với việc thành lập Liên bang Đông Dương là việc định ra chức danh Toàn quyền Đông Dương. Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp kí Sắc lệnh quy định quyền lực của Toàn quyền Đông Dương và được bổ sung bằng các sắc lệnh tiếp theo, ví dụ Sắc lệnh ngày 12/11/1887, ngày 21/4/1891…

Khái quát về toàn quyền Đông Dương

      Về địa vị pháp lí của Toàn quyển Đông Dương, quan chức đứng đầu Đông Dương được Tổng thống Pháp bổ nhiệm bằng sắc lệnh là “Người được uỷ nhiệm thi hành những quyền lực của nước Cộng hoà Pháp tại Đông Dương”. Toàn quyền Đông Dương là người thay mặt cho Nhà nước Pháp và chịu trách nhiệm trước Nhà nước Pháp về mọi mặt ở Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương chịu sự giám sát và kiểm soát của Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp.

Về quyền hạn, Toàn quyền Đông Dương có rất nhiều quyền hành:

- Quyền ra các nghị định mang tính lập pháp hoặc hành phápở Đông Dương.

- Quyền cai trị tối cao ở Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương là người tổ chức và quy định chức năng, quyền hạn, cho các công sở ở Đông Dương. Những quan chức đứng đầu các cơ quan cấp liên bang Đông Dương và cấp xứ đều dưới quyền chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Toàn quyền.

 - Chịu trách nhiệm chung về quân sự, có quyền lập các đạo quan binh, phân bố lực lượng quân đội, ban hành lệnh bắt lính… song không trực tiếp chỉ đạo chiến dịch quân sự. Việc trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch thuộc quyền các sĩ quan cao cấp.

- Quyền chỉ đạo, giám sát hệ thống toà án của Pháp ở Đông Dương.

- Quyền trực tiếp liên hệ với các nhân viên ngoại giao của Pháp và các lãnh sự Pháp ở khu vực Viễn Đông, song không được tự ý thương lượng ngoại giao với các nước khi chưa có sự chuẩn y của Chính phủ bên chính quốc.

      Như vậy, Toàn quyền Đông Dương, một mặt chịu sự chỉ đạo, giám sát của chính quốc, mật khác nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Đông Dương, chi phối mọi mặt hoạt động của bộ máy cai trị ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc có 33 viên Toàn quyền.

      Những quyền hạn mà chính quốc trao cho thuộc địa Đông Dương đều tập trung vào Toàn quyền Đông Dương nên các cơ quan khác ở cung cấp Liên bang Đông Dương chỉ phụ tá cho Toàn quyền Đông Dương.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu vien phap luat viet nam, bộ luật gia long