Thủ tục bắt người, giam giữ (P2)

Cáo trạng phải tuyên rõ tội danh căn cứ vào điều luật, hành vi phạm tội và dựa trên cơ sở đơn thưa kiện của nguyên cáo. Nếu có các sự vụ phát sinh, quan nha môn phải tra cứu đầy đủ, dẫn chiếu điều lệ xem xét, không được xử ngoài vụ việc, không được thêm bớt tộidanh Quan viên mà phạm thì giao cho Bộ Hình nghị xử (Điều 371), Việc định lội, lượng hình phải tuân thủ nguyên tác: chỉ căn cứ vào điềuluật cụ thể, tôn trọng chứng cứ, cản cứ vào biên bản, xét xử cổng khai tại công đường, những yếu tổ phát sinh cần được xem xét rõ ràng thận trọng (các điều 42,43, 380).


Thủ tục bắt người, giam giữ (P2)


*     Thi hành án:

Các hình phạt nhẹ là xuy, trượng được thi hành ngay sau khi xét xử tại nha môn. Hình phạt đổ, lưu sau 3 ngày thì dẫn giải đến nơi phát phối. Đối với bản án 5 bậc đồ, phạm nhân được đưa về doanh, trấn của họ để thi hành, hết hạn đồ họ dược trả tự do. Với hình phạt lưu, nơi chọn để áp dụng thường là vùng biên trấn, bờ biển huyện, châu hoặc những nơi còn hoang vu để khai hoang mở đất. Theo các điều 44, 45, cần cứ vào nơi ở của phạm nhân và khoảng cách lưu đày để xác định địa hạt noi đến của họ. Án tử hình được chia thành hai loại xử quyết và giam chờ. Do liên can đến mạng sống của con người nên thủ tục xét án tử hình rất nghiêm ngặt.

*     Xét xử phúc thẩm:

-     Án xử quyết: Theo luật định, các việc liên quan đến quân cơ, phản nghịch, bạo trộm, hung ác phải gửi lên Bộ ngay không được chậm trễ. Các án nặng như quân lưu, thập ác đều phải phúc tấu lên vua. Quan chức phạm tội tử cũng chờ phiên toà mùa thu sau. Khi triều đình xử án, xử riêng một phiên chia 3 hạng: tình thật, hoãn chém, đáng thương để trình lên vua.

-   Án xử giam chờ: Là bản án đã tuyên giảo hoặc trảm giam chờ đến phiên toà “thu thẩm”. Bên cạnh đó chế độ “thu thẩm” còn phúc duyệt lại các án đồ lưu do các địa phương gửi về. Thời hạn “thu thẩm” từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Tháng 5 các án chờ thu thẩm đều được các nha môn lập tờ trình ghi đầy đủ sự vụ và các đề nghị kèm theo gửi lên Bộ. Tháng 8, Bộ Hình gồm các doanh, trấn (tỉnh) các bộ tập hợp án gửi quan vãn võ cùng xem xét. Sau phiên toàmùa thu này, nếu có kết luận mới về vụ trọng án thì gom lại để chờ phiên toà mùa thu năm sau xét lại (Điều 376).

*    Ân xá:

Thường thì vào cuối năm, sang xuân hoặc năm có đại lễ nhà vua xuống lệnh ân xá cho tội phạm. Trường hợp do thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc thiên tai, mất mùa, lụt lội, hạn hán nhà vua cũng cho ân xá (các điều 16, 362, 382, 383). Người phạm tử tội chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được ân xá. Phạm tội lưu trên đường đi gặp dịp ân xá thì được thả về (tính theo ngày vua kí duyệt lệnh ân xá). Nếu đã đến nơi phát phối dù gặp dịp ân xá cũng không được trở về quê. Người phạm tội đồ, trên đường đi hay đã đến nơi gặp dịp ân xá đều được thả. Những người phạm tội nghiêm trọng như: tội thập ác, giết người, bạo trộm, thông gian, đốt nhà, đào mả, buôn người, cướp người, ăn đút lót, lừa đảo, trộm đồ quan, trộm vặt (Điều 15).


Đọc thêm tại: http://lichsuphapluatvietnam.blogspot.com/2015/07/thu-tuc-bat-nguoi-giam-giu-p1.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu vien phap luat viet nam, bộ luật gia long