Nguyên tắc so sánh luật

       Nguyên tắc so sánh luật (còn gọi là tỉ dẫn điều luật): Trong phần Danh lệ, Điều 43 quy định: “Nếu xử tội không có điêu chính xác thì người ta viện dẫn ở luật khác với việc đồng hóa và so sánh”. Theo quy định, chỉ được dẫn điều nào thích hợp trực tiếp đến tội phạm. Một điều chỉ dùng để xử cho một việc. Không được tự ý cắt giảm để đến nỗi tội bị thêm, bớt.

Nguyên tắc so sánh luật

      Nếu đưa đến tội nặng nhẹ, pháp quan bị ngưng chức và bị xử phạt nặng. Các quan khi xử án phải trình bày rõ tình tiết vi phạm và các điều luật được áp dụng so sánh. Các vụ việc áp dụng nguyên tắc này đều phải làm báo cáo lên Bộ hình xét nghị tội danh và viết sớ tâu lên Hoàng đế. Quy chế này nhằm tránh sự sai sót nhầm lẫn của các quan xét xử. Quyển 22 có 30 điều luật so sánh, trong đó 17/30 điều liên quan đến hôn nhân và gia đình, 5 điểu liên quan đến giặc trộm và nhân mạng, 5 điều liên quan đến nghi lễ và ân nghĩa của con người. Nguyên tác này có giá trị bổ sung cho nguyên tắc pháp căn.

-        Nguyên tắc xét xử theo luật mới: Điều 42 quy định “phàm luật bắt đầu áp dụng là từ ngày ban xuống. Nếu phạm tội trước đó, y luật mới mà xử”. Cá biệt có thể xử theo luật cũ theo tinh thần khoan hồng, giảm nhẹ, có lợi cho tội nhân đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước thời điểm luật mới ban hành: “Như việc phạm lúc chưa định lệ thì vẫnluật và cúc lệ dã thi hành mà xử “(Điều 42).

-      Nguyên tấc chiếu cỗ: Đối tượng được chiêu cố chủ yếu là những người trong Hoàng tộc, những người có địa vị, tài năng hoặc có công lớn đối với đát nước, những người thuộc diện Bát nghị được quy định trong Điều 3 (Nghị Thán, Nghị Cố, Nghị Cõng, Nghị Hiển, Nghị Năng, Nghị Cán, Nghị Quý và Nghị Tân).

-      Sự chiếu cố của Luật Gia Long đối với người già, trẻ em, người tàn tật và phụ nữ được thể hiện trong việc xác định trách nhiệm hình sự theo độ tuổi, giới tính và nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.

-      Nguyên tắc thưởng phạt: Cũng như Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ quy định thưởng cho những người tố cáo, phạt những người che giấu tội phạm (Điều 31, 223, 224).

-      Nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau: Điều 31 quy định: “Những người ở trong cùng nhà hoặc thân thuộc hàng đại công trở lên (để tang 9 tháng) hoặc ông bà ngoại, cha mẹ vợ của cháu ngoại, rể, như anh em vợ chồng của cháu, vợ của anh em cố ơn nghĩa nặng có tội cùng nhau che chở hoặc nô tì người làm công vì gia trưởng mà giấu thì đều miễn bàn Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện của sự kết hợp giữa Đức Trị và Pháp Trị.