Các trường hợp tăng, giảm, miễn trách nhiệm dân sự

-    Các trường hợp tăng, giảm, miễn trách nhiệm dân sự:

+ Bồi thường tăng nặng chỉ áp dụng trong trường hợp mà hành vi vi phạm mang tính hình sự, gây thiệt hại nặng nề cho nạn nhân hoặc tái phạm cố ý như: cắt lưỡi; tuyệt đường sinh sản, xử trượng, lưu, và phải đền bồi 1/2 gia sản; xâm phạm tài sản công; tái phạm nhiều lần; giết người dã man, chặt tay chân người còn sống (các điều 271,256, 257)…

Các trường hợp tăng, giảm, miễn trách nhiệm dân sự

+ Bồi thường giảm nhẹ áp dụng trong trường hạp có sự lầm lỡ, vôý gây hại, phụ nữ phạm tội nhẹ (tạp phạm), vợ quan chức hoặc những người quá nghèo khổ. Trường hợp thân thuộc vi phạm thì xử theo luật gia đình (Điều 261).

+ Miễn trách nhiệm dân sự áp dụng trong trường hợp được Hoàng đế đặc xá, ân xá, tài sản đã tiêu xài hết mà phạm nhân đã chết thì không truy thu, người không có tài sản hoặc do thiên tai địch hoạ thì cũng được miễn (các điều 23,135).

        * Thừa kế

        Nội dung được quy định tại các điều 76, 82, 83, 87 và được bổ sung bằng một số điều lệ. Điểm khác biệt của Hoàng Việt luật lộ quy định về thừa kế là đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi trong gia đình không có con trai. Bộ luật không quy định quyền thừa kế của người vợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Luật Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ” mà xử.

            – Thừa kế theo di chúc

        Luật Gia Long quy định: “Nếu ông bà, cha mẹ đã di chúc chia của thì tôn trưởng cũng không được đi thưa kiện”.

       Về thời điểm mở thừa kế, Luật định rằng: “Đang lúc còn đê tang, cha mẹ mà anh em tách hộ khâu, chia hãn gia sản thỉ phạt 80 trượng”. Như vậy, thời điểm phát sinh thừa kê theo Hoàng Việt luật lệ phải là sau khi để tang cha mẹ 3 năm.

       - Thừa kế theo pháp luật:

       Về thừa kế tự sản: Là thừa kế tài sản dùng để tế tự, thờ cúng tổ tiên và kế truyền dòng dõi theo nội tộc. Thứ tự ưu tiên là: Trưởng tử dòng đích, nếu trưởng tử chết thì cháu đích tôn thay cha thừa trọng để thờ cúng tổ tiên; con kế dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tử trong “Chiêu mục tương đương” nếu không có con trai. Luật cũngcho phép một người con được thừa kế tự sản hai nhà. Nếu vi phạm trật tự thừa kế trên phải chịu chế tài theo luật định (Điều 37). Nếu trong thân thuộc không có người đáng được thừa kế tự sản thì con gái được thừa kế (Lệ 2 Điều 83). Nếu người lập tự không bằng lòng với con lập tự hoặc có hiềm khích thì cho phép trình quan ti để lập người khác.

Đọc thêm tại: http://lichsuphapluatvietnam.blogspot.com/2015/07/trach-nhiem-dan-su.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thu vien phap luat viet nam, bộ luật gia long