Trách nhiệm của quan lại khi vi phạm luật tố tụng

Xuất nhập nhân tội

Được quy định từ Bộ luật triều Lê song với Bộ luật triều Nguyễn sự vi phạm này của quan xét xử mới được hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc và chi tiết. Sự sai phạm của quan án có thể dẫn đến hậu quả xấu, để lọt tội phạm, bẻ cong luật pháp hoặc xét xử oan sai, xâm hại đến tính mạng, danh dự, sức khoẻ của người vô tội, làm giảm lòng tin của người dân đối với công lí, giảm hiệu lực của hệ thống tư pháp, vô hiệu hoá pháp luật, do vậy Hoàng Việt luật lệ quy định xử lí rất nghiêm đối với loại tội phạm này.


Trách nhiệm của quan lại khi vi phạm luật tố tụng

Điều 374 quy định: “Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thềm bớt thì bị cách chức; cố thêm tội chết đã hành quyết thì xử tử ngang, còn như cẩu thả định án, chứng cứ không cố cơ sỏ, làm cong tội chõ người thì cũng cách chức”. Bộ luật định rõ 24 trường hợp chi tiết về sự thêm bớt và căn cứ vào đó để định tội quan án. Trường hợp bót tội cho người cũng không thể tha thứ bởi làm trái luật.

- Biện minh oan uổng:

Là quy định về trách nhiệm của quan xét xử khi thấy sự việc chứng cớ minh chứng cho tội nhân bị oan. Bộ luật quy định: Xét xử nếu có sự oan uổng, quan các nha môn ở Kinh thành hay tỉnh đều có trách nhiệm biện minh cho họ. Các quan phải kê khai đầy đủ việc oan uổng của người phạm tội với chứng tích có thật, phong kín trình tâu lên vua. Nếu biết rõ họ bị oan mà không biện lí thì xử như tội cố ý thêm tội cho người. Nếu việc vốn không có gì oan uổng mà quan xét tội căn cứ biện minh mập mờ thì cả quan xét xử và người biện minh đều bị xử 100 trượng, đồ 3 năm. Nếu vụ việc khó biện lí thì cho phép trình lên vua, chờ phiên toà ở triều đình qua Công Đồng biện lí (Đình Nghị). Nếu quả có oan uổng, có chuyện đáng thương thì thỉnh ý vua định đoạt.

- Căn cứ vào lỗi để áp dụng trách nhiệm:

Trường hợp quan không vì tư lợi nhưng do nhầm lẫn việc công mà phạm tội thì chiếu theo quy định của luật về “phạm công tội” để áp dụng hình phạt. Hình thức phạt chủ yếu là phạt lương, giáng phẩm trật, lưu nhiệm, điều động đi nơi khác. Trường hợp quan vì mục đích cá nhân mà phạm tội thì áp dụng mức phạt nặng hơn.

Như vậy, bên cạnh việc quy định về trình tự thủ tục tố tụng, luật pháp triều Nguyễn còn định rõ trách nhiệm của quan chức trong hoạt động xét xử. Mỗi hành vi sai phạm đều có chế tài tương ứng như: giáng phẩm trật, bãi chức, phạt lương, điều động đi nơi khác. Nếu vi phạm nặng thì áp dụng hình phạt đồ, lưu, tử. Các trường hợp này luật Gia Long gọi là “phản toạ”. Nghĩa là, quan buộc tội sai cho người thì căn cứ vào đó mà định tội quan xét xử.

Hoạt động lập pháp của triều Nguyên đã có những thành tựu đáng kể. Bộ Hoàng Việt luật lệ và những tập Hội điển lớn được ban hành đã tạo cơ sở pháp lí cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Về kĩ thuật lập pháp, cũng như pháp luật triều Lê, pháp luật triều Nguyễn thiên về luật thực hành hơn là tổng luận.
. Về tính chất, đó là pháp luật của chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, thể hiện tư tưởng chính trị pháp lí Nho giáo, ở mức độ nhất định có sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị đồng thời vẫn chú trọng tới các phong tục tập quán của chế độ làng xã Việt Nam.
Hoàng Việt luật lệ là bộ luật có quy mô lớn, có phạm vi điều chỉnh bao quát nhiều lĩnh vực và lần đầu tiên được áp dụng từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài, góp phần điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phong phú, đa dạng, phức tạp của xã hội Việt Nam thế kỉ XIX.


Đọc thêm tại: http://lichsuphapluatvietnam.blogspot.com/2015/07/thu-tuc-bat-nguoi-giam-giu-p2.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hệ thống pháp luật việt nam, luat gia long