Mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội

     Về mới quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân cần nhận thức rõ: đây là quan hệ giữa những tổ chức, bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, cùng thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật bằng những phương thức khác nhau, đều là công cụ dể đảm bảo quyền lực của nhân dân.

Mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận

     Tuy nhiên, Nhà nước là tổ chức công quyền, được tổ chức và hoạt dộng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất quyền lực; đồng thời có sự phân công, phối hợp trong thực hiện các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp, dưới sựlãnh đạo của Đảng, chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước không phải là một thành viên của Mặt trận. Theo hiến định, Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có trách nhiệm xây dựng, giám sát, bảo vệ chính quyền. Quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quy chế phối hợp công tác do ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan nhà nước hữu quan từng cấp ban hành chứ không phải chỉ đạo hoặc hiệp thương dân chủ với Mặt trận. Hiến pháp năm 1992 chế định quyền của Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quôc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham sự các phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan (Điều 111). Tại các cấp địa phương, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người dùng đều các đoàn thể nhân dân ở các cấp được mời tham dự các cuộc họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự Hội nghị ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn cốc vấn đề có liên quan. Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thực hiện chế độ báo cáo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyển và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dânđộng viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương (Điều 125).

     Quan hệ chính trị giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội là quan hệ giữa các chủ thể ởcùng một cấp độ. Cùng tồn tại trong một hệ thống chính trị thống nhất, cùng chịu sự lãnh đạo của Đảng, nhưng các thiết chế chính trị này lại độc lập với nhau. Chúng khác nhau về nguồn gốc, bản chất, nhiệm vụ, chức năng và các hình thức, phương pháp hoạt động. Mối quan hệ giữa các chủ thể này phải là các mối quan hệ bình đẳng, không phải là mới quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Trước đây, trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, các tổ chức chính trị – xã hội trong một mức độ nào đó đã bị “hành chính hóa”. Nhà nước chi phối cả về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội thông qua việc cung cấp cán bộ, kinh phí, tạo mọi điều kiện để các tổ chức này hoạt động. Thực tế cho thấy, do hoạt động trong sự bao cấp tuyệt đối, sự quản lý “toàn diện” của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trở nên thụ động, ỷ lại, giảm đi tính độc lập, sáng tạo của mình, trở thành cái “bóng” của Nhà nước, tính quần chúng bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, đòi hởi phải xác định rõ ràng về mặt luật pháp mối quan hệ bình đẳng giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Mặt khác, Nhà nước phải đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách, công tác cán bộ đối với tất cả các tổ chức chính trị – xã hội, đảm bảo các tổ chức này có vị trí độc lập tương đối. Các tổ chức chính trị – xã hội cũng phải vươn lên, đổi mới vể tổ chức và hoạt động cho phù hợp với cơ chế mới, tăng cường tính tự chủ về các phương diện, trước hết là tự chủ đề tài chính và đội ngũ cán bộ. Về phần mình, Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, tạo ra các cơ sở và điều kiện pháp lý đảm bảo cho các tổ chức này thật sự là các tổ chức tự nguyện của quần chúng, hoạt động phục vụ lợi ích hợp pháp của quần chúng, thực hiện quyển dân chủ của nhân dân.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: luat phap viet nam, hoang viet luat le