Phân loại các khế ước

-     Về phân loại:

+ Khế ước đoạn mại (bán đứt): Điều 87 quy định: “Người bán và người mua sau khi thoả thuận, người bán giao vật, người mua giao tiền. Sau khi chuyển quyền, mọi sự tranh chấp đều bị nghiêm trị”. Đã bán đứt thì không được chuộc lại. Luật Gia Long cũng dự liệu trường hợp “thực khế hư tiền” như Luật Hồng Đức:

Phân loại các khế ước

“Văn bản đã trao cho người mua nhưng người mua chưa trả tiền thì quyền sở hữu không được coi là đã chuyển dịch cho người mua” (Điều 87). Văn bản mua bán nô tì được gọi là Hồng khế hoặc Bạch khế (Hồng khế là nô tì do nhà nước bán, Bạch khế là nô tì mua bán thông thường). Nô tì đã bị bán thì thân phận của họ phụ thuộc vào chủ.

+ Khế ước điển mại (bán tạm, bán độ, bán đỡ, bán dợ, bán có thời hạn): Theo Điều 89, người chủ có quyền chuộc lại tài sản điển mại của mình theo niên hạn ghi trong vãn bản. Nếu hạn đã hết mà chủ không có khả năng chuộc lại thì người mua tạm thời vẫn được phép cai quản.

+ Khế ước thuê mưón: Chủ yếu quy đinh về hợp đổng thuê mướn nhân công và thuê mướn đồ vật (Điều 93). Theo Điều 283: ‘Thuê mướn nhân công, trả tiền công trong hạn năm, nếu trong hạn mà bỏ trốn thì phạt 80 trượng và bắt giao về bản chủ thuê để làm việc”.

+ Khế ước vay nợ: Nôi dung ghi rõ mức lãi, thời hạn trả và việc bắt nợ. Mức lãi tối đa là 3% tháng. Dù thời gian vay là 5 năm hay 10 năm cũng chỉ trả 1 vốn, 1 lời. Ví dụ: 1 lạng bạc, áng mỗi tháng 3 phân dồn lời sau 23 tháng ngang bằng với vốn, dù năm tháng có nhiều thì cũng chỉ trả 2 lạng bạc. Thời hạn trả, sái hẹn ngoài 3 tháng mới bị phạt theo 3 hạng: Từ 5 lượng trở lên phạt từ 10 – 40 roi; Từ 50 lượng trở lên phạt 20 – 50 roi; Từ 100 lượng trở lên phạt 30 – 100roi. Trễ thêm 1 tháng tăng 1 bậc tội; quá 6 tháng trở lên là hết hạn, phải truy thu tiền vốn và lời trả cho chủ. Việc bắt nợ thuộc thẩm quyền giải quyết của nha môn cấp tỉnh và mức độ phạt tuỳ theo số lượng tài sản (Điều 23). Tuy nhiên, Luật cấm bắt nợ bằng cưỡng đoạt gia sản, cấm bắt thê, thiếp, con gái, con trai của con nợ để trừ nợ; cấm giám lâm, quan lại trong địa hạt của mình đưa tiền cho dân vay và cầm đồ của dân để lấy lời (Điều 134).

+ Khế ước cầm cố (điển cố): Theo Điều 95 có hai hình thức là cầm cố tài sản để đảm bảo số nợ và cầm dợ người để trừ nợ. Tài sản cầm cố có thể là ruộng đất, đầm ao, đồ gia dụng. Cầm đợ người là đi ở đợ và phải lao động theo thời gian để trừ nợ.