Các quy định về kiện tụng, tra khám, xét xử và thi hành án chủ yếu tại các phần Danh lệ (các quyển 2, 3) luật Hình về tố tụng (Quyển 16), luật Hình về sự phán quyết bản án (các quyển 20, 21). Luật định rõ về thẩm quyền, trình tự xét xử, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, quá trình thi hành bản án và những trường hợp được miễn giảm, ân xá. Điều đặc biệt là Hoàng Việt luật lệ có quy định cụ thể về các trường hợp vi phạm của quan lại trong quá trình tiến hành tố tụng và chế tài áp dụng tương ứng; phân biệt rõ về công tội và tư tội.
Thẩm quyền và trình tự tố tụng:
Người đứng đầu cơ quan hành chính thường kiêm tư pháp xét xử. Hệ thống pháp đình triều Nguyễn được xây dựng theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án từ nhận đơn, điều tra, khám nghiệm, giam giữ, xét xử thi hành án đều thuộc thẩm quyền của một nha môn. Chỉ trong trường hợp án liên quan đến quan chức, án đồ lưu tử, án bị khiếu kiện thì mới trình lên Thượng ti, Kinh thành phúc thẩm duyệt xét. Quyền duyệt án chung thẩm thuộc về Hoàng đế.
Về thẩm quyền xét xử, Điều 376 Luật Gia Long quy định 3 cấp xét xử dựa trên cơ cấu hành chính, phạm vi thẩm quyền theo vụ việc cũng như mức độ nặng nhẹ của hình phạt:
1) Cấp huyện (phủ, châu) xử các tội quân, lưu, đồ;
2) Cấp tỉnh (doanh, trấn) ưa xét, ghi chép tội tử;
3) Kinh thành (Kinh đô) có quyền xét lại các án đồ, lưu, tử, “Đình nghị” và tâu lên vua phê chuẩn. Tại Kinh thành quan Pháp ti có quyền xét án tội tử.
Tổng và xã không có cơ quan xét xử. Cấp xã chỉ chuyên về hoà giải các vụ việc nhỏ, giải quyết các tranh chấp xích mích giữa các thành viên. Xã có nhiệm vụ giúp đỡ phủ, huyện trong việc tầm nã, truy bắt tội phạm cũng như thi hành quản chế đối với một số đối tượng tại địa phương (các điều 305, 355, 358).
Bộ luật còn quy định thẩm quyền tố tụng theo 3 loại vụ việc chính. Việc dán bao gồm cả hình sự và dân sự liên quan đến thường dân, giải quyết từ huyện, châu, phú; Việc quân gồm các vụ việc liên quan đến quận sự, quân đội đều xử theo Quân pháp, thuộc quyền các doanh; Việc thương mại: Liên quan đến buôn bán vay nợ tiền bạc thì giải quyết ở địa phương không được phép tâu lên Kinh thành.
Nếu vụ việc liên quan cả quân và dân như: quân nhân phạm tội nhân mạng, gian dâm, trộm cắp, đánh người, ruộng đất, cưới hỏi thì 2 bên quản quân và quan ti hội bàn cùng giải quyết. Quan chức phạm tội được xét theo thu tục riêng. Người trong Hoàng tộc phạm tội thuộc quyền xét xử của tôn nhân phủ (các điều 3, 6, 9, 301, 310).
Từ khóa tìm kiếm nhiều: thư viện pháp luật việt nam,
bo
luat gia long