Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kì

     Nam Kì là đất “thuộc địa” nên viên quan chức đứng đầu ở đây được gọi là Thống đốc và chính quyền của người Pháp được tổ chức tới tất cả các cấp.

Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kì

Thng đốc Nam Kì và các cơ quan phụ tá

     Thống đốc (người Pháp) ở Nam Kì cũng có địa vị pháp lí, trách nhiệm, quyền hạn và nhiều cơ quan phụ tá tương đương như Thống sứ Bắc Kì.

     Thống đốc Nam Kì có nhũng cơ quan phụ tá sau đây:

- Toà thống đốc Nam Kì (trước năm 1887 được gọi là Soái phủ Nam Kì) được thành lập từ năm 1868.

- Hội đồng tư mật Nam Kì (1869), tương đương với Hội đồng bảo hộ ở Bắc Kì và ở Trung Kì.

- Hội đồng thuộc địa Nam Kì (1880) tương đương với cả hai Hội đồng lí – tài của người Pháp và Viện dân biểu ở Bắc Kì và ở Trung Kì.

- Phòng thương mại Nam Kì (1888).

- Phòng canh nông Nam Kì (1897).

- Hội đồng học chánh Nam Kì (1923).

- Ủy  ban khai thác thuộc địa Nam Kì (1937).

Chủ tỉnh (tỉnh trưởng) – Đốc lí thành phố và các cơ quan phụ tá

     Đến cuối năm1919, Nam Kì có 20 tỉnh, 1 thành phố cấp I là Sài Gòn và 1 thành phố cấp n là Chợ Lớn.

     Đứng đầu mỗi tỉnh là một viên chủ tỉnh (có thể tạm gọi là tỉnh trường) người Pháp. Chủ tỉnh có các cơ quan phụ tá là: Sở tham biện (tương đương với Toà công sứ ở Bắc Kì và Trung Kì), hội đồng hàng tỉnh.

     Đứng đầu thành phố Sài Gòn hoặc thành phố Chợ lớn là viên đốc lí người Pháp. Phụ tá cho đốc lí có toà đốc lí và hội đồng thành phố (Sài Gòn) hoặc uỷ ban thành phố (Chợ Lớn).

     Chủ tỉnh hoặc đốc lí ở Nam Kì cũng có địa vị pháp lí, trách nhiệm và quyền hạn tương đương công sứ hoặc đốc lí ngoài Bắc.

     Nam Kì cũng có một số thành phố cấp III, tương đương với thành phố cấp m ở ngoài Bắc như Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Long Xuyên, Mĩ Tho.

     Khác với tỉnh ở Bắc Kì và Trung Kì, tỉnh ở Nam Kì không chia thành phủ – huyện mà thành lập một số trung tâm hành chính và chia thành các tổng.

Đốc phủ sứ hoc tri phủ hay tri huyện ở trung tâm hành chính

     Mỗi tỉnh được chia ra thành một số trung tâm hành chính và mỗi trung tâm hành chính phụ trách một địa bàn gồm một số tổng. Ví dụ: Tỉnh Cần Thơ cuối năm1919 đầu 1920 (khi đó chưa thành lập thành. Như vậy, ở Trung Kì không có Hội đồng cốvấn như ở Bắc Kì, ở Bắc Kì phải lập ra Hội đồng này nhằm hỗ trợ cho Thống sứ trong việc thi hành những chức năng của chức Kinh lược sứ Bắc Kì mà chức này đã bị xoá bỏ từ năm 1897 và chuyển chức năng của nósang tay Thống sứ. Còn tất cả các cơ quan phụ tá của Khâm sứ Trung Kì đều tương ứng và có chức năng, quyền hạn tương đương như những cơ quan phụ tá của Thống sứ Bắc Kì

Công sứ tỉnh Đốc lí thành phố và các cơ quan phụ tá

     Cuối năm 1919, ở Trung Kì có 13 tỉnh và một thành phố cấp n là Đà Nẵng, tuy vậy chúng vẫn là những cấp hành chính tương đương nhau.

     Cũng như ở Bắc Kì, ở Trung Kì, đứng đầu mỗi tỉnh là viên Công sứ Pháp, thành phố Đà Nẵng là Đốc lí. Công sứ, Đốc lí cũng có địa vị pháp lí, trách nhiệm, quyền hạn và các cơ quan phụ tá tương tự như ở Bắc Kì (riêng Đà Năng không có Hội đồng thành phố mà thay vào đó là Ủy ban thành phố).

     Ở Trung Kì cũng có những thành phố cấp III (tương đương như thành phố cấp III ở Bắc Kì), đó là Phan Thiết, Quy Nhơn, Đà Lạt, Huế, Vinh – Bến Thuỷ, Thanh Hoá.

Chánh tổng

     Tỉnh được chia thành các tổng. Tổng do chánh tổng và phó chánh tổng là người Việt cai quản. Chánh tổng vừa trực thuộc chủ tỉnh, vừa đặt dưới sự quản lí trực tiếp của quan chức đứng đậu trung tâm hành chính.

     Như vậy, nếu xét về địa vị pháp lí và tính chất hành chính thì trung tâm hành chính là một cấp đơn vị hành chính chưa hoàn chỉnh.

     Đốc phủ sứ, tri phủ, tri huyện, chánh, phó tổng cũng được tuyển bổ qua cuộc thi công chức, được xếp vào ngạch hành chính và ăn lương của người Pháp.

Xã trưởng

     Mỗi tổng bao gồm một số xã. Đứng đầu xã là xã trưởng do xã bầu ra và phải được chính quyền cấp trên chuẩn y.