Bản chất của Nhà nước

Cũng như những nhà nước phong kiến khác, Nhà nước Đại Việt là thể chế chính trị bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp phong kiến thống tri. Trong đó vua là người nắm trọn quyền lực nhà nước, là chủ sở hữu tối cao ruộng đất công trong cả nước, ở thể chế chính trị đó có hai mối quan hệ cơ bản: Vua – bầy tôi (quý tộc, quan lại), vua – thần dân. Quyền lực và quyền lợi của giai cấp phong kiến, của nhà nước và các vị quân vương được thể hiện, thực hiện và bảo vệ bằng quân đội, đội ngũ quý tộc quan liêu, lễ nghi, luật pháp. Tầng lớp quý tộc quan liêu được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, được phong chức, được ban tước, phẩm… được hưởng lương hàng năm, được cấp bổng lộc bằng ruộng đất để hưởng thuế. Nho giáo từng bước được đưa vào đời sống chính trị xã hội Đại Việt và trở thành hệ tư tưởng chính trị-đạo đức chính thống. Những lễ nghĩa của Nho giáo, các quy phạm pháp luật và quy tắc đạo đức dần dần hoà trộn với nhau, tạo nên mạng lưới vô hình và hữu hình, điểu chỉnh hành vi xử sự của con người trong xã hội theo trật tự gia trưởng phong kiến, trong đó hàng đầu là nguyên tắc tôn quân quyền, tư tưởng trung quân. Tuy nhiên, do tác động của yếu tố chống xâm lược mà tư tưởng trung quân luôn gắn liền với tư tưởng yêu nước (trung quân ái quốc). Nhà nước phong kiến Đại Việt không chỉ đại diện cho lợi ích của nhà vua, của giai cấp thống trị mà còn đại diện cho quyển lợi của dân tộc, của nhân dân.


Bản chất của Nhà nước

Cùng với cơ sở kinh tế-xã hội, công cuộc trị thuỷ-thuỷ lợi và chống xâm lược không chỉ là yếu tố thúc đẩy Nhà nước của người Việt cổ ra đời sớm và quy định các chức năng đối nội, đối ngoại cơ bản của nhà nước phong kiến Việt Nam mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới bản chất của nhà nước đó. Thực hiện hai chức nâng trên một cách chủ động và thường xuyên, nhà nước phong kiến Việt Nam không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích thống trị của tập đoàn phong kiến cầm quyền mà còn bảo đảm lợi ích của toàn xã hội và của cộng đồng dân tộc. Ý thức được sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân là sức mạnh quyết định thắng lợi của công cuộc trị thuỷ-thuỷ lợi và chống xâm lược nên các triều đại phong kiến Việt Nam không thể không điều tiết việc hoạch định các chính sách cai trị, việc xây dựng các thiết chế nhà nước và pháp luật nhằm đáp ứng ở mức độ nhất định các yêu cầu chính đáng về kinh tế, chính trị, xã hội của dân chúng. Việc ban hành chính sách quân điền và sự tôn trọng chế độ tự trị, tự quản làng xã… cho thấy ở nhà nước phong kiến Việt Nam, tính giai cấp không quá sâu sắc và tính xã hội có phần nổi trội.

Xem thêm : Thủ tục mua bán đất ở, sang tên sổ đỏ, mua bán nhà...