Mô hình hành chính thời Gia Long (phần 25)


Được quy định từ Điều 301 – Điều 311. Điều 301 quy định: “Việc thưa kiện phái theo cấp từ cơ sở”. Việc quân thuộc thẩm quyền các doanh, vệ. Việc dân thuộc quyển huyện, châu. Quân, dân thưa kiện phải từ địa phương mình. Nếu ở đó không thụ lí, hoặc làm mất, làm cong quẹo thì mới trình lên Thượng ti. Nếu vượt tố thẳng lên Thượng ti thì xử phạt 50 roi”. “Khách buôn doanh, trấn kiện về thiếu nợ tiền bạc chỉ được thưa gửi giải quyết ở Quan ti thôi. Kẻ nào tâu thưa lên Kinh thành, không kể thật hư, hỏi tội lập án không thi hành”.

Mô hình hành chính thời Gia Long (phần 25)

Điều 305 quy định chỉ cho phép một đơn thưa một việc, việc đó phải có liên hộ trực tiếp với mình và phải có bằng chứng. Nếu thưa kiện về việc quân lương hoặc quản lí quân đội, thì dân chúng phải công khai đồng loạt thưa lên. Lí trưởng nhận lãnh, trình Nha môn châu, huyện thì mới được thụ lí. Để đảm bảo trình tự tố tụng và giảm việc kiện, bộ luật quy định cấm kiện vượt cấp (Điểu 301), cấm gửi đơn thư nặc danh (Điều 302) và nghiêm trị hành vi vu cáo (các điều 305, 306); hành vi xúi giục, lập mưu kế, thuê người kiện, dạy thưa kiện (Điều 309). Người bị tù không được quyền tố cáo người khác, ngoại trừ tố ngục quan, ngục tốt đối xử tàn tệ, hành hạ, xâm phạm tù nhân. Người già bệnh nặng được phép nhờ người khác đại diện tố cáothay mình, trừ việc về mưu phản đại nghịch, bất hiếu thì phải tự mình đi tố. Luật Gia Long không quy định về độ tuổi kiện thưa.

Thụ lí:

Luật Gia Long có quy định: “Các quan khi nhận đơn thưa kiện pìiảì làm rõ vụ việc, nhanh chóng thụ lí. Nếu quan bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ vào mức độ nghiệm trọng của vụ việc”: Không thụ lí về các việc đánh người, hôn nhân, ruộng đất thì xử từ 60 đến 80 trượng. Được báo về tội giết người, bạo trộm, xâm hại đến tính mạng, tài sản mà không thụ lí xử phạt 80 trượng. Nếu là việc ác nghịch như cháu con mưu giết ông bà cha mẹ mà quan không thụ lí phạt 100 trượng. Nếu là việc mưu phản đại nghịch mà các quan không thụ lí, không sai bắt dẹp ngay thì xử phạt 100 trượng đồ 3 năm. Nếu việc đã xảy ra xử chém giam chờ. Bộ luật còn dự liệu một số trường hợp vi phạm như cố ý kéo dài vụ kiện, quan nhận hối lộ không thụ lí, đều xử theo điều nặng (các điều 312, 345). Nếu chậm trễ, nhầm lẫn, thêm bớt, thì quan ti, đương sai ở đó bị tội.