Lễ cưới: Hoàng Việt luật lệ không quy định nghi thức lễ cưới mà cho phép cân cứ vào lễ nghi truyền thống. Luật chỉ quy định thời hạn tối đa giữa lễ đính hôn và lễ cưới là 5 năm; người con gái không có lỗi mà nhà trai không chịu cưới, quá hạn cho phép trình quan cho đi cải giá, nhà trai không được đòi tiền sính lễ.
>>> Văn phòng luật sư Hà Nội
>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ
>>> Văn phòng luật sư Hà Nội
>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ
- Các trường hợp cấm kết hôn:
+ Cấm kết hôn trong họ hàng thân thuộc, bao quát rộng ngoài 5 bậc tang (Điều 100 – Điều 102).
+ Cấm kết hôn khi mất trật tự thê thiếp: Phàm đem thê làm thiếp phạt 100 trượng. Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả phạt 90 trượng sửa lại cho đúng. Đã có vợ cả mà cưới người khác về làm vợ cả thì xử 90 trượng buộc phải li dị (Điều 96).
+ Cấm quan cưới phụ nữ bộ dân làm thê thiếp (Điều 103, Điều 183). Quy định này có lẽ nhầm tránh sự lạm dụng quyền thế của các quan cưỡng ép lấy con gái nhà lành hoặc gia đình nhà gái lợi dụng hôn nhân chi phối quan quyền.
+ Cấm nô tì lấy dân lự do (Điều 107). Quy định này thể hiện rõ quan điểm đẳng cấp.
+ Cấm sư nam, đạo sĩ kết hôn (Điều 106): Tăng, đạo cưới thê thiếp phạt 80 trượng, buộc phải hồi tục, chủ hôn nhà gái đồng tội, bắt li dị.
+ Cấm cường hào cưỡng đoạt đàn bà, con gái làm vợ (Điều 105): Cường hào ỷ thế hung hàng cưỡng đoạt vợ con nhà lương thiện hoặc không qua lễ hỏi cưới chiếm con gái người ta làm thê thiếp xử treo cổ.
+ Cấm cưới phụ nữ phạm tội chạy trốn (Điều 104): Phụ nữ phạm tội chạy trốn mà cưới xử tăng 2 bậc tội. Người biết chuyện mà vẫn cưới xử như người phạm tội.
+ Cấm lừa dối trong hôn nhân (Điều 94, Điều 95): Nhà gái lừa dối trong hôn nhân chủ hôn bị phạt 80 trượng. Nếu nhà trai lừa dối tội tăng thêm 1 bậc phạt 90 trượng, nhà gái không phải trả lễ vật. Đã thành hôn rồi thì cho li dị. (các trường hợp như mạo con nuôi thành con đẻ, mạo trá con tật nguyền, mạo trá anh chị em; chồng đem thê thiếp mạo nhận làm chị, em cho người khác làm thê thiếp…).
+ Cấm mệnh phụ phu nhân cải giá (Điều 98): Nếu mệnh phụ phu nhân (vợ quan chức) mà chồng chết, tuy mãn tang mà tái giá phạt 80 trượng, truy thu bằng sắc vua khen trước đây, bắt phải li dị.
- Một số trường hợp vi phạm nhưng hôn nhân được chấp nhận sau khi chịu chế tài (Điều 94, Điều 95):
+ Kết hôn khi có tang cha mẹ hoặc tang chổng, chủ hôn bị phạt 100 trượng (tang 27 tháng); nếu tang ông bà, chú, bác, anh em mà cưới gả phạt 80 trượng (tang 12 tháng), không phải li dị.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà