Tội phạm:
- Quan niệm về tội phạm: Trong Hoàng Việt luật lệ không có định nghĩa về tội phạm. Tuy nhiên, đã có sự phân loại tội phạm theo khách thể và hình phạt. Việc phân loại tội phạm theo khách thể được biểu hiện trong các quyển như Luật Lại, Luật Hộ, Luật Lễ, Luật Binh, Luật Hình, Luật Công trong nhóm tội Thập ác, đạo tặc thượng… Việc phân loại tội phạm theo hình phạt như: tội xuy, tội trượng, tội đồ, tội lưu, tội tử (Điều 1, Điều 30 Danh lệ).
>>> Luật sư giỏi hà nội
>>> Thủ tục đăng ký lao động
>>> Luật sư giỏi hà nội
>>> Thủ tục đăng ký lao động
- Vấn đề lỗi: Hoàng Việt luật lệ có sự phân biệt giữa phạm tội vô ý với cố ý, chủ mưu và tòng phạm, phân biệt các giai đoạn phạm tội cũng như hậu quả phạm tội để xác định trách nhiệm hình sự.
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm: Hoàng Việt luật lệ phân chia các giai như: Mưu đồ, tổ chức, thực hiện đã hành động, chưa hành động, đã thành, chưa thành. Với quan niệm rằng, mưu là phải có từ 2 người trở lên, nếu là mưu của một người thì phải biểu hiện qua hành động, vì vậy cần trừng phạt từ mưu đồ nhằm ngăn ngừa hậu quả gây ra cho gia đình và xã hội (các điều 223, 251 – 255).
+ Đồng phạm: Hoàng Việt luật lệ phân biệt giữa chính phạm và tòng phạm (khởi xướng, a tòng). Kẻ chủ mưu, ý đồ, tạo ý, đầunậu, khởi xướng đều bị coi là chính phạm. Người tham gia, thừa hành, hành động hoặc không hành động, chia của, che giấu, xúi giục, giúp đỡ, cùng thực hiện đều bị coi là tòng phạm (Điều 29). Bộ luật còn giải thích thêm một số khái niệm như: tội đồng (tội như nhau), đồng tội (cùng tội). Đồng phạm theo Hoàng Việt luật lệ là cùng phạm tội, gồm chính phạm và tòng phạm. Chính phạm xử nặng hơn tòng phạm 1 bậc, sự phân biệt này bao hàm nguyên tắc “cá thể hoá hình phạt”.
Các nhóm tội phạm cụ thể:
Hoàng Việt luật lệ chủ yếu chia thành các nhóm tội: Thập ác, Đạo tặc, Nhân mạng, Đấu ẩu, Lăng mạ, Hối lộ, Trá ngụy, Phạm gian, Tạp phạm và các nhóm tội khác.
- Thập ác tội: Được quy định cụ thể trong Điều 2, bao gồm:
+ Mưu phản: Mưu làm sụp đổ xã tắc. Xã tắc là chỉ vua. Xã là thần đất đai, tắc là thần ruộng lúa.
+ Mưu đại nghịch: Mưu phá tông miếu, lăng tẩm và cung điện của vua.
+ Mưu phiến (Mưu bạn): Mưu phản bội Tổ quốc đi theo nước khác.
+ Ác nghịch: Đánh hay giết ông bà nội, cha mẹ, ông bà ngoại, chú, bác, cô, anh chị của ông nội; đánh hay giết chồng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :thủ tục chia tách sổ đỏ, sang tên sổ đỏ cần làm gì