+ Bất đạo: Giết 3 mạng người trong một gia đình hoặc cắt tay chân người sống, chế thuốc độc bùa mê, hung ác, tàn nhẫn, phá tan chính đạo.
+ Đại bất kính: Ăn cắp đồ vua dùng để cúng tế, những đồ vật trong xe vua đi; ngụy tạo con dấu của vua, chế thuốc vua dùng không theo toa chính; lầm lẫn đề nghị phong chức; vật thực cấm dùng vẫn nấu cho vua ăn, thuyền vua đi mà lơ là không sửa cho chắc.
+ Bất hiếu: TỐ cáo, chửi mắng ông bà cha mẹ, ông bà nội bến chồng; chia của, nuôi dưỡng cha mẹ thiếu sót; đang để tang cha mẹ mà tự cưới hỏi, hưởng nhạc vui chơi, mặc đổ khác tang phục; nghe tin ông bà cha mẹ chết mà giấu tang, không tổ chức lể tang;
+ Bất lục (bất mục – mất hoà thuận): Mưu giết, bán người thân thuộc trong cửu tộc từ hàng ti ma trớ lẽn; đánh, tô cáo chồng, tôn trưởng hoặc đại công trở lên.
+ Bất nghĩa (bội nghĩa): Giết quan tri phủ, tri châu, tri huyện ở địa phương; lính giết quan chỉ huy; lại, tốt mà giết ngũ phẩm trưởng quan; học trò giết thầy; vợ nghe thấy tang chổng mà giấu không tổ chức tang lễ, tự vui chơi, mặc khác tang phục, cải giá.
+ Nội loạn (rối loạn trong gia đình): Gian dâm với thiếp của ông, cha; gian dâm trong họ nội, ngoại từ hàng tiểu công trở lên.
- Đạo tặc (giặc cướp): Là nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, được quy định từ Điều 223 đến Điều 250, quyển 12, 13, phân loại thành 3 cấp: đạo tặc thượng, đạo tặc trung và đạo tặc hạ.
+ Đạo tặc thượng: Gồm các tội:
- Mưu phản (Điều 223): Hoàng Việt luật lệ quy định tăng nặng hình phạt và mở rộng đối tượng bị áp dụng hình phạt. Trừng phạt lên đến 5 đời trong gia đình cửu tộc cùng với những người ở trong nhà chính phạm, người bệnh nặng, tàn phế, người già trên 90 tuổi, phụ nữ, trẻ em.
- Phản nước theo giặc (Điều 224).
- Ăn trộm đồ của vua, ăn cắp ấn tín ở các nha môn không chia thủ, tùng đều bị chặt cổ (các điều 226, 227, 228).
- Các tội trộm tài sản công như: Trộm kho của vua, trộm chìa khoá cổng thành ở Kinh hoặc các phù, châu, huyện, trấn, trộm khoá thương khố, trộm quân khí, trộm trong vườn lăng. Căn cứ vào mức độ vi phạm xử trượng, đồ, lưu, tử; bổ sung hình phạt xâm chữ vào mặt và áp dụng nguyên tắc “tính tăng luận tội” (các điều 229,234).
- Bạo trộm, cướp: Trộm mà giết người, đánh người thành thương, phóng lửa đốt nhà, đánh cướp ngục, gian dâm, có tổ chức đông người (50 người trở lên) hoặc đánh cướp trên sông, trên biển. Các tội này hầu hết xử chém bêu đầu (Điều 235).
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : Dịch vụ làm giấy phép lao động, tư vấn sang tên sổ đỏ. sang tên sổ đỏ cần làm gì