Thể chế nhà nước và pháp luật Đại Việt

     Thể chê nhà nước và pháp luật Đại Việt – Sự kết hợp những yếu tố đặc trưng của người Việt với những yếu tố chính trị pháp lí Trung Quốc.

>>> Văn phòng luật sư Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Thể chế nhà nước và pháp luật Đại Việt

     Dân tộc Đại Việt có nền văn hóa riêng, có hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và thần dân cụ thể với nhiều nét khác biệt so với Trung Quốc. Những đặc điểm đó đòi hỏi phải có thể chế nhà nước và pháp luật phù hợp. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. Đại Việt ở sát cạnh và đã từng bị ách đô hộ hơn một ngàn năm của phong kiến Trung Quốc nên đương nhiên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Hán. Trong đó, Nhà nước và pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bởi đây là lĩnh vực thượng tầng kiến trúc của giai cấp thống trị.

     Trong hoàn cảnh đó, vua chúa Đại Việt phải chú trọng đến điểu kiện, hoàn cảnh cụ thể và phát huy các yếu tố truyền thống của đất nước mình đồng thời tiếp thu tinh hoa chính trị-pháp lí của các triều đại phong kiến phương Bắc để có những thể chế nhà nước và pháp luật phù hợp với Đại Việt.

     Về thể chế nhà nước: Rất nhiều chức danh nhà nước và cơ quan nhà nước được tiếp thu từ phong kiến Trung Quốc như lục bộ, lục tự, lục khoa, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Tôn nhân phủ… tam công cửu khanh, thượng thư, thị lang, tể tướng… hệ thống các tước, phẩm, tư V.V.. Nhưng mặt khác, như đã được trình bày cụ thể ở các chương trước, sự mô phỏng mô hình Nhà nước Trung Hoa còn rất mờ nhạt ở các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, mới bước đầu rõ nét ở thời Lý, Trần và chỉ đậm đặc từ triều Lê. Dù ở các vương triều Lý, Trần hay ở các triều đại Lê, Nguyễn thì đó cũng là sự mô phỏng đã được đẽo gọt về quy mô và có phần đơn giản về quy chế, lễ nghi; uyển chuyển về hình thức. Thể chế Nhà nước Đại Việt không quá cổng kềnh, phức tạp và mang tính xơ cứng, quan liêu như ở Trung Quốc. Nhiều vị vua của Đại Việt chưa phải là những vị đế vương chỉ ngồi trong cung điện, bó mình trong tháp ngà, cách biệt hẳn với thần dân. Tư tưởng và nhiều quy- chế chính trị của Nho giáo được vận dụng một cách mềm dẻo, thậm chí có khi không được áp dụng ở Đại Việt, nhất là từ thời Lý, Trần trở về trước.

     Ví dụ: Trong một số triều đại, triều đình tự nguyện đưa người khác hoàng tộc lên ngôi, việc làm đó trái hẳn với tư tưởng chính trị của Nho giáo. Nhiều vị vua trong chế độ phong kiến Đại Việt đã truyền ngôi cho con thứ, không truyền cho người con trưởng thiếu tài đức (trái với nguyên tắc trọng trưởng của Nho giáo). Thậm chí, ở cuối triều Lý, ngôi vua còn được truyền cho con gái trái với nguyên tắc trọng nam. Các vua thời Đinh, Tiền Lê và đầu Lý, mỗi vị thường lập đồng thời nhiều hoàng hậu. Hoặc vai trò của thái thượng hoàng đời Trần cũng có nhiều điểm khác biệt với những thái thượng hoàng từng có ở Trung Hoa V.V.. Nhiều quan chức, cơ quan nhà nước của Đại Việt nhất là ở thế kỉ X, ở chính quyền Đàng Trong và Phủ chúa Trịnh Đàng Ngoài, hầu như không tìm thấy trong quan chế phương Bắc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà