Nhìn chung, phạm đạo tặc thượng đều xử tử và áp dụng nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới, không phân biệt thủ tùng. Trộm tài vật công đều bị trừng phạt nghiêm khắc.
+ Đạo tộc trung: Các tội trộm cướp trong dân gian như cướp tù cướp giật, trộm cắp (Điều 236 – Điều 240). Các tội như ăn trộm ngựa, trâu, súc sản, lúa thóc ngoài đồng, căn cứ vào trị giá tang vật xử theo tội trộm.
+ Đạo tặc hạ: Các tội như: thân thuộc ăn trộm của nhau, doạ nạt để lấy của, lừa dối để lấy của, đào mả, cùng mưu đi ăn trộm, bán trộm lương dân làm nô tì, chứa chấp trộm cắp, cướp người, ban đêm vô cớ xông vào nhà người ta, cạo bỏ chữ xâm. Các tội này căn cứ vào mức độ vi phạm xử trượng, đồ, lưu, tử. Riêng tội đào mả trừng phạt rất nghiêm khắc (Điều 241 – Điều 248).
- Nhân mạng (giết người): Nhóm tội được quy định trong Quyển 14 gồm 20 điều (Điều 251 – Điều 270). Phạm tội cố ý giết người như: Mưu giết người đã hoàn thành bị xử chém giam chờ nhưng con cháu giết ông bà cha mẹ và tôn trưởng, giết ba người trong một nhà, giết người dã man đều bị lăng trì (các điều 253, 256, 257); giết sứ giả của vua, giết trưởng quan đều xử chém (các điều 252, 258, 259); giết người với lỗi vô ý bị xử trượng, đồ hoặc lưu (Điều 262).
- Đấu ẩu (đánh nhau): Nhóm tội được quy định trong Quyển 15 gồm 22 điều (Điều 271 – Điều 292). Theo Điều 271, đánh nhau với người bằng tay chân, không gây thương tích xử 20 roi. Nếu gây thương tích thì tuỳ hậu quả mà hình phạt được quy định chi tiết trong điều luật này. Nhóm tội đấu ẩu chủ yếu căn cứ vào hành vi và hậu quả để lượng hình. Tuy nhiên bộ luật cũng căn cứ vào thứ bậc, địa vị trong gia đình và xã hội để tăng hoặc giảm hình phạt. Ví dụ: dân đánh tri phủ, tri huyện; nô tì đánh chủ bị chém (Điều 283); vợ đánh chồng bị phạt 100 trượng (Điều 284); con cháu đánh ông bà cha mẹ bị xử chém (Điều 288).
- Lãng mạ (chửi mắng): Nhóm tội phạm xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người gồm 8 điều (Điều 293 – Điều 300). Luật quy định “phàm mắng người thì phạt 10 roi, cùng mắng nhau thì mỗi người bị phạt 10 roi”. Tuỳ thuộc vào địa vị xã hội và gia đình của người phạm tội và người bị hại mà hình phạt được quy định khác nhau. Ví dụ: Mắng sứ giả của vua phạt 100 trượng; dân mắng tri phủ, trí huyện phạt 100 trượng; nố tì mắng gia trưởng bị xử giảo giam chờ; con cháu mắng ông bà cha mẹ bị giảo; vợ cả mắng chồng, vợ lẽ mắng vợ cả bị phạt 100 trượng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : Dịch vụ làm giấy phép lao động, tư vấn sang tên sổ đỏ. sang tên sổ đỏ cần làm gì