Quyền lực chính trị ở Bắc Kì đều tập trung vào viên Thống sứ người Pháp và Bắc Kì là đất “nửa bảo hộ” nên chính quyền của người Pháp chỉ tổ chức tới cấp tỉnh.
Theo Sắc lệnh ngày 9/5/1889 của Tổng thống Pháp, chức Tổng trú sứ Trung – Bắc Kì bị bãi bỏ và thay vào đó là Thống sứ ở Bắc Kì và Khâm sứ ở Trung Kì.
Về địa vị pháp lí, Thống sứ Bắc Kì là người đứng đầu hệ thống chính quyền của người Pháp ở Bắc Kì. Thống sứ do Tổng thống Pháp bổ nhiệm và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Thống sứ Bắc Kì có thể được Toàn quyền Đông Dương uỷ thác toàn bộ hoặc một phần quyền lực của Toàn quyền trong phạm vi Bắc Kì 1 để có thể chủ động cai trị Bắc Kì về mọi mặt. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thống sứ Bắc Kì cụ thể như sau:
- Chịu trách nhiệm bảo đảm việc thi hành những luật, sắc lệnhcủa chính quốc áp dụng ở thuộc địa, những nghị định của Toàn quyền Đông Dương.
- Quyền ra nghị định có tính lập quy.
- Quyền đề xuất những biện pháp cai trị và cảnh sát ở Bắc Kìnhưng phải báo cáo lên Toàn quyền Đông Dương.
- Điều hành và sử dụng nhân sự ở Bắc Kì.
- Giữ gìn an ninh, trật tự ở Bắc Kì và có quyền yêu cầu bên quân sự hỗ trợ khi cần thiết.
- Thông qua các công sứ tỉnh để chỉ đạo mọi hoạt động từ cấptỉnh trở xuống.
- Đối với hệ thống quan lại của nhà Nguyễn ở Bắc Kì, Thống sứcó quyền bổ dụng, điều động, thăng, giáng, sa thải. Thống sứ có quyền xét và ban cấp phẩm hàm cho toàn bộ quan lại và viên chức người Việt (một việc làm mà trước đây chỉ thuộc quyền lực của vua Nguyên), kể cả ngạch văn lẫn ngạch võ, thuộc cả hai guồng máychính quyền Pháp và Nam triều ở Bắc Kì. Từ quan nhất phẩm đến tam phẩm do Thống sứ xét và đề nghị Toàn quyền ban cấp, từ tứ phẩm trở xuống tới cửu phẩm do Thống sứ xét và trực tiếp ban cấp.
Tóm lại, chịu trách nhiệm trước Toàn quyền Đông Dương về mọi 1 mặt ở Bắc Kì, Thống sứ có cả quyền lập quy, quyền hành pháp và quyền tư pháp ở Bắc Kì. Các cơ quan cấp kì chỉ giữ vai trò phụ tá cho Thống sứ.
Xem thêm : Thủ tục mua bán đất ở