Các quy định về ly hôn

+ Do lỗi của người vợ: Vợ bỏ trốn khỏi nhà chồng (Điều 108) hoặc thông gian (Điều 332) chồng được quyền gả bán vợ. Tuy nhiên không được gả bán cho gian phu. Vợ mưu sát chồng, đánh chửi cha mẹ chồng, đánh chồng thành thương tật.

Các quy định về ly hôn


+ Do lỗi của người chồng: Chồng bán vợ làm nô lệ, ép vợ thông gian, gả bán vợ cho người khác làm thê thiếp, cho thuê hay cầm vợ, dùng vợ để gạt lừa tiền bạc, đánh vợ thành thương tật, bỏ vợ đi biệt xứ 3 năm.

+ Do nghĩa tuyệt hoặc thuận tình: Đây là quy định khá tiến bộ của Luật Gia Long và được giải thích như sau: “nếu vợ chồng không cùng ăn ý vui vẻ mà cả hai muốn li dị, tình thì không hiệp, ân đã lìa thì không thể nào hoà lại dược”. Chiếu theo điều không nên bỏ, “Nghĩa tuyệt”, cho phép họ li dị không bị phạm tội (Điều 284).

      Điều 108 của Hoàng Việt luật lệ cũng ghi nhận 3 trường hợp không nên bỏ (Tam bất khứ), đó là: Vợ đã để tang nhà chổng 3 năm (tang cha mẹ chồng), khi lấy nhau nghèo về sau giàu có và khi lấy nhau có người thân thuộc, nay nếu bỏ không còn ai thân thuộc để trở về. Ba trường hợp này nếu cố tình bỏ thì xử 60 trượng, cho về đoàn tụ. Ngoài ra, Điều 108 còn quy định dù vợ phạm phải ‘Thất xuất” cũng không nên bỏ nếu không phải đã tuyệt nghĩa.

+ Về thủ tục li hôn: Việc li hôn đều trình lên quan ti, không được tự tiện; hai bên có thể làm “tư ước” hoặc “văn thư” làm bằng.

+ Hậu quả sau li hôn: Sau khi li hôn quan hệ nhân thân và tài sản vợ chồng chấm dứt. Người vợ trở về gia đình cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng có thể tái hôn, con cái chủ yếu sống với cha, luật không quy định con cái sống với mẹ. Trường hợp vợ có lỗi thì người vợ mất mọi quyền về nhân thân và tài sản. Sau khi đã li hôn, nếu người phụ nữ phạm tới cha mẹ, họ hàng, anh em chồng cũ thì xử như người thường (Điều 300).

        Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:

      Bộ luật Gia Long thừa nhận chế độ gia đình cửu tộc và định rõ tang chế Ngũ phục trong phấn đấu của Bộ luật. Quan hệ cơ bản của gia đình được quy định như sau: Tính từ bản thân, bậc trên có cha mẹ, ông bà, cụ, kị; bậc dưới có con, cháu, chắt, chít (gồm 9 thế hộ). Trong cửu tộc theo hệ thống dọc và ngang còn có quan hệ thân thuộc họ hàng như: bên nội, bên ngoại, bên vợ, bên chồng, trực hệ, bàng hệ, dòng đích, dòng nhánh, huyết thống, nghĩa dưỡng. Trong các mối quan hệ đó, thực tiễn và luật pháp lấy gia đình 3 thế hệ làm trung tâm bao gồm: cha mẹ, vợ chồng và con cái (ông bà, cha mẹ, con cái).